Thành Công Với Ước Mơ Làm Giàu Trên Quê Hương
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân với tấm bằng loại khá, từng đi làm cho một vài công ty với thu nhập khoảng 5 - 7 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, ước mơ muốn làm giàu trên chính quê hương mình đã thôi thúc anh Đỗ Kim Tuyến quay về mở trại chăn nuôi gà thả vườn.
Thất bại không nảnXã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội) là nơi có nhiều gương điển hình tiên tiến trong chăn nuôi phát triển kinh tế. Đó là những người được người dân địa phương trìu mến gọi tên gắn với công việc như ông Khoa "bò thịt, bò sữa", ông Xuân "bò thịt"...
Riêng lĩnh vực chăn nuôi gia cầm, người được nhắc đến là anh Đỗ Kim Tuyến (SN 1986, ở thôn Sảo Hạ) chuyên nuôi gà thả vườn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo anh Tuyến, để có được kết quả như ngày hôm nay là cả một quá trình học hỏi với biết bao gian nan, vất vả và cả những thất bại mà nếu không quyết tâm thì khó mà vượt qua được.
Gà thả vườn của hộ anh Đỗ Kim Tuyến.
Đầu năm 2012, anh Tuyến bắt đầu đi thăm các mô hình chăn nuôi gà trong và ngoài địa phương. Sau đó, anh bắt tay vào thiết kế, xây dựng chuồng trại, nhập 1.500 con gà giống về nuôi lứa đầu tiên. Vì chưa có kinh nghiệm cũng như kỹ thuật chăn nuôi nên gà nuôi bị chết nhiều, chậm lớn, tỷ lệ đồng đều thấp. Sau 4 tháng vất vả chăm bẵm, anh Tuyến cũng chỉ may mắn bán được hòa vốn.
Nhưng với anh, cái được lớn nhất là những bài học kinh nghiệm đầu tiên trong việc nuôi gà. Thế là, mặc dù chưa thành công nhưng anh quyết tâm theo đuổi con đường phát triển kinh tế từ việc nuôi gà. Lần này, anh tìm đến Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội nhờ tư vấn, giúp đỡ.
Đến đây, anh Tuyến được hướng dẫn và tổ chức đi thăm quan một số mô hình chăn nuôi gà thả vườn đã thành công trên địa bàn TP cũng như một số địa phương khác. Ngay sau đó, anh tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi như việc quản lý trang trại, kỹ thuật chăn nuôi…, các yếu tố tác động trực tiếp đến việc đội giá thành trong chăn nuôi để rút kinh nghiệm.
Thành công ban đầu
Với những bài học được rút ra, anh Tuyến tìm cách khắc phục để đi tiếp con đường “chăn nuôi gà” của mình. Theo đó, để giảm giá thành thức ăn, anh đã quyết định dành 400m2 đất để xây dựng chuồng nuôi giun quế. Anh tận dụng nguồn phân của các trang trại nuôi bò trong vùng làm thức ăn nuôi giun làm thức ăn cho gà.
Đồng thời, anh liên hệ với các DN để mua các nguyên liệu về tự phối trộn thức ăn theo công thức do Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội hướng dẫn. Để đàn gà vừa lớn đồng đều, vừa không bị rủi ro do dịch bệnh, anh đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình phòng bệnh như sử dụng vaccine, phun thuốc sát trùng, chế độ ăn uống, tẩy giun sán…
Vì vậy, đàn gà của anh luôn khỏe mạnh và phát triển đồng đều. Đến nay, trung bình mỗi lứa gà của anh có khoảng 1.500 - 2.000 con. Năm 2014, với 3 lứa gà nuôi thành công đã giúp anh có một khoản thu nhập đáng kể. Anh Tuyến cho biết, hiện nay, bình quân mỗi tháng, vợ chồng anh có thu nhập từ 15 - 20 triệu đồng hoàn toàn từ chăn nuôi gà và bán giống giun quế.
Theo anh Tuyến, đầu ra cho “gà thả vườn” hiện rất thuận lợi, nhất là vào dịp cuối năm vì chất lượng thịt ngon, nhu cầu thị trường tiêu thụ nhiều. Với kinh nghiệm đã có, anh Tuyến quyết định sẽ nâng quy mô chăn nuôi từ 1.500 con gà/lứa lên 2.500 con gà/lứa, hướng tới quy mô 3.000 – 5.000 con/lứa vào những năm tới.
Bên cạnh thành công ban đầu, anh Tuyến cũng không khỏi băn khoăn về những khó khăn như thời tiết biến động bất thường, tình hình dịch bệnh, giá cả thức ăn, thuốc thú y liên tục tăng cao... gây ảnh hưởng tới người chăn nuôi. Mặt khác, do chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm cũng là yếu tố bất lợi đối với hộ chăn nuôi gà thả vườn như gia đình anh. Đây là những mong muốn chính đáng của hộ chăn nuôi để các cấp, các ngành, các cơ quan chuyên môn quan tâm hơn nữa đến việc phát triển chăn nuôi nông hộ trong thời gian tới.
Related news
Những ngày qua, dư luận trong và ngoài tỉnh không ngớt bàn tán xôn xao về giống gà lông xù có nguồn gốc từ Thái Lan được ông Nguyễn Tấn Đẹp (sinh năm 1950, ngụ ấp An Lợi, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) nhập về nuôi hơn 3 năm qua.
Nhiều hộ nông dân ở thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã bước đầu nuôi thành công giống bồ câu Pháp theo hướng công nghiệp. Đây là con vật nuôi mới chuyển đổi với nguồn vốn đầu tư không nhiều, nhưng lợi nhuận có chiều hướng tăng cao.
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) có tốc độ phát triển tương đối nhanh. Nhiều dự án ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã tạo cơ hội cho nông dân phát triển chăn nuôi.
Dưới chân núi Hòn Giang thuộc thôn Thọ Lộc 2, xã Nhơn Thọ (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) có một trang trại tổng hợp của ông Nguyễn Thành Hay, rộng hàng chục hecta, kinh doanh theo mô hình vườn, chuồng, rừng (VCR), doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm.
Vịt biển là giống vịt mới, rất thích nghi với vùng nuôi ven biển. Đối với chăn nuôi vịt đòi hỏi phải đảm bảo nguồn nước trong quá trình phát triển của vịt, nếu như trước đây khi vào mùa khô thì nguồn nước ngọt trên các ao đìa không còn, vịt rất khó phát triển, do phần lớn là đất ngập mặn. Nhưng bây giờ, nuôi vịt biển vấn đề trên không còn là khó khăn đối với nông dân vùng ven biển.