Méo Mặt Vì Bắp Nếp

Huyện Cam Lộ được ví là “thủ phủ bắp” của tỉnh Quảng Trị, với diện tích vụ ĐX 2011-2012 lên đến hàng ngàn ha. Nhưng bà con nông dân ở nhiều xã đang dở khóc, dở cười vì đã đến mùa thu hoạch nhưng giá bắp lại rẻ bèo và bán không ai mua.
Rớt giá xuống 10 lần...
Bà Nguyễn Thị Quyên ở thôn Bắc Bình, xã Cam Tuyền ra ruộng bắp từ sớm để đón tư thương về mua bắp giúp mình, nhưng không thấy một bóng dáng nào xuất hiện. Vẻ mặt ỉu xìu, bà Quyên than: “Chưa có khi mô gặp cảnh như ri, bắp đã bắt đầu đặc sữa mà tư thương không thèm mua. Nhà tui trồng 5 sào bắp xen đậu, ngày nào cũng nóng ruột chờ người đến mua nhưng càng chờ càng thêm thất vọng”. Những ngày này, bà con nông dân trồng bắp ở xã Cam Tuyền đứng ngồi không yên khi nhìn ra bãi bắp mênh mông cứ già rồi khô dần. Anh Trần Thọ Liên- Chủ nhiệm HTX An Mỹ cho biết, HTX có gần 50 ha bắp xen đậu. Năm nay bắp được mùa quá chừng, đa phần cây nào cũng cho 2 bắp. Từ đầu mùa bà con ai cũng mừng khấp khởi. Song đến ngày thu hoạch thì ai cũng buồn đến “méo mặt ”vì bắp bán không ai mua.
Để bán được bắp kiếm tiền cho con đi học, chị Nguyễn Thị Đào ở làng Tân Mỹ nghĩ ra một sáng kiến. Hôm nào chị cũng thức dậy sớm từ ba giờ sáng, luộc bắp chín rồi chở về biển Cửa Việt cách đó hơn 30 km để bán bắp. Nhưng đi bán được vài chuyến thì chị Đào thấy cách làm này không mang lại lợi nhuận, vì ở Quảng Trị năm này đi đâu cũng thấy bắp đầy rẫy.
Ông Hoàng Liên Sơn- Chủ tịch xã Cam Tuyền, cho biết, vụ ĐX này, Cam Tuyền trồng gần 100 ha bắp nếp, năng suất 11 tạ/ha. Bà con trồng bắp theo kiểu xen canh với cây đậu lạc. Những người thu hoạch đầu mùa mỗi quả bắp bán được 5 ngàn đồng. Lúc chính vụ, giá bắp giảm xuống mười lần, chỉ còn giá 5 trăm đồng mỗi bắp, nhưng nghiệt nỗi, bán không ai mua, cho nhau ăn thì không hết.
Tại thôn An Mỹ, ông Hồ Quang Tân trồng đến 0,5 ha bắp, nhưng ông Tân cũng khoanh tay nhìn trời vì bán bắp chẳng ai mua. Trong khi đó thời tiết ngày nào cũng nóng như thiêu đốt làm cho bắp chóng già nên bà con chỉ biết mang bắp về phơi khô làm thức ăn nuôi heo và gà. Nhiều nông dân ra đồng chọn những cây bắp cho quả nhỏ chặt về làm thức ăn cho bò. Vì theo họ làm vậy còn tiện hơn nhiều đi mua cỏ.
Không riêng gì hai xã Cam Tuyền, Cam Thành, tại huyện Cam Lộ còn nhiều xã bà con nông dân đang bó tay vì trồng bắp bán không ai mua. Trồng bắp kiểu này có đặc điểm là từ khi bắp cho hạt đặc sữa đến khi bắp già, hạt cứng diễn ra trong thời gian rất nhanh, chỉ 10 đến 12 ngày, nên nếu không có người thu mua bắp tươi thì bắp sẽ bị già ngay trên cây, nông dân phải chuyển qua thu hoạch bắp khô, giá trị kinh tế thấp hơn nhiều lần.
Không có thị trường tiêu thụ
Hiện tại cái khó của bà con nông dân huyện Cam Lộ là không tìm ra thị trường tiêu thụ ổn định. Năm nào mất mùa, ít bắp thì bán được giá. Tư thương tìm đến từng ruộng để hỏi mua bắp tươi. Năm nay, bà con đợi đỏ mắt mà không có tư thương nào đến mua. Ông Đoàn Văn Được- Chủ tịch xã Cam Thành cho rằng, phải tính đến cơ cấu giống bắp ngắn ngày hơn. Giống bắp nếp cho chất lượng cao mà trường Đại học Nông lâm Huế sản xuất hiện rất được thị trường ưa chuộng, vì bắp thơm và dẻo. Những giống bắp đang được sử dụng đại trà ít nhiều cho thấy có những yếu tố hạn chế khi cạnh tranh ngoài thị trường.
Related news

Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa thành lập 2 điểm thú y cộng đồng thuộc “Dự án xây dựng mô hình áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo kết hợp với thú y cộng đồng” nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP cấp nông hộ.

Tổng đàn hươu của huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 13.000 con, trong đó xã Quỳnh Nghĩa là một trong những địa phương có số lượng hươu lớn nhất với hơn 1.500 con. Nhân dân trong xã chủ động trồng cỏ và các loại cây làm thức ăn tại chỗ cho hươu. Trung bình mỗi hộ ở Quỳnh Nghĩa có từ 2 – 3 con hươu.

Việc tiêu thụ sản phẩm trái cây đang là vấn đề thời sự ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng. Thị trường tiêu thụ vẫn còn bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống thương lái. Vì vậy, việc hình thành nên mạng lưới thu mua - bảo quản - chế biến để nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế cây ăn trái đang là vấn đề cấp thiết.

Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng), một trong những địa phương phát triển mạnh về nghề nuôi bò sữa, hiện đang bước vào giai đoạn thịnh vượng, số đầu bò sữa ngày càng nhân rộng. Không chỉ nuôi bò cho sữa mà ở Đạ Ròn còn xuất hiện mô hình nuôi bò sữa để bán. Với cách làm ăn của những nông hộ này, số lượng bò sữa ngày càng được nhân rộng nhanh chóng, với giá cả vừa phải, chất lượng bò đảm bảo, giúp nhiều hộ đủ điều kiện mua một con bò mẹ vốn có giá rất cao.

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ thì hành trình “giúp hàng chục triệu nông dân ĐBSCL vượt qua thách thức trở thành “doanh nhân nông nghiệp”, làm giàu bằng nghề nông” - như cách nói của ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ vẫn còn nhiều gian nan. Vì vậy, sắp tới đây các tỉnh Tây Nam bộ cần có những sách lược phát triển thỏa đáng hơn, hợp tác, liên kết vùng để cùng nhau phát triển trong giai đoạn mới.