Có thể thiếu hụt nguồn cung cao su thiên nhiên

Đó là phát biểu của tân giám đốc điều hành Tập đoàn Cao su Quốc tế (IRCo) Samiah Ahmad.
Các nước thành viên IRCo hiện chiếm gần 70% tổng sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu.
“Cần phải điều chỉnh lại quan điểm cho rằng lượng cao su lưu kho, nhất là tại các nước sản xuất chủ chốt, đang ở mức cao.
Phân tích của IRCo cho thấy, lượng cao su lưu không không cao như các tổ chức khác công bố. Rõ ràng đang có sự khác biệt”, bà Samiah Ahmad cho biết.
Bà Samiah Ahmad, tân giám đốc điều hành Tập đoàn Cao su Quốc tế (IRCo).
Sản lượng cao su thiên nhiên đang giảm, nhất là tại Thái Lan và Ấn Độ, có thể dẫn đến tình trạng thiếu thụ cao su toàn cầu trong năm 2015, bà Samiah Ahmad nói.
Cao su mất giá và nhu cầu ảm đạm cũng như điều kiện thời tiết không thuận lợi đã khiến sản lượng cao su thiên nhiên năm 2015 giảm xuống.
Tháng 4/2015, Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG) đã cảnh báo về tình trạng thừa cung cao su thiên nhiên trong những năm tới và dự đoán rằng đến năm 2020, dư cung cao su thiên nhiên đạt 1 triệu tấn và dư cung cao su tổng hợp đạt 3 triệu tấn.
Stephen Evans, Tổng thư ký IRSG, tại Hội thảo Cao su Trung Quốc 2015 ở Quảng Châu, cho biết, tăng trưởng kinh tế giảm tốc là một nguyên nhân khiến tiêu thụ ảm đạm.
Bà Samiah Ahmad lại tỏ ra lạc quan về giá cao su và cho biết, giá có thể “từng bước tăng lên” trong thời gian còn lại của năm nay do kinh tế toàn cầu ổn định và những nỗ lực của Hiệp hội Các nước sản xuất Cao su Thiên nhiên (ANRPC) trong việc duy trì sản lượng không đổi hoặc giảm sản lượng.
Tuy nhiên, báo cáo hàng quý của The Rubber Economist lại có quan điểm “bi quan hơn” về giá cao su trong 2 năm tới do “tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và các nước châu Á - Thái Bình Dương chậm lại”.
IRCo được thành lập năm 2004 bởi Thái Lan, Indonesia và Malaysia với số vốn 225 triệu USD.
Năm 2014, chỉ riêng 3 nước này đã sản xuất 8,14 triệu tấn cao su thiên nhiên, chiếm 67,5% thị phần toàn cầu (Thái Lan 4,32 triệu tấn, Indonesia 3,15 triệu tấn và Malaysia 669.000 tấn).
Related news

Nhờ ưu thế vượt trội, có tới hơn 2/3 tổng đàn vịt ở ĐBSCL và một số tỉnh Đông Nam bộ là giống Vigova. Sức mạnh của con giống tốt đã giúp nông dân làm lợi hàng trăm tỷ đồng/năm…

Nỗi ám ảnh về giống Trung Quốc của bà con nông dân Quảng Nam ngày càng lớn sau câu chuyện cây ớt chết hàng loạt ở Duy Xuyên, Đại Lộc…

Nông dân huyện Chợ Mới (An Giang) đang thu hoạch rộ và trúng mùa trái sơ ri. Đây là loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, đầu ra ổn định.

Những ngày này, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang cố gắng mở rộng diện tích mãng cầu ta trong toàn tỉnh lên vài ngàn ha thay vì 2.000 ha như hiện nay. Người dân được khuyến khích thâm canh mãng cầu qua việc Trung tâm Khuyến nông của tỉnh giúp nông dân thực hiện những khu vườn mãng cầu thí điểm mà năng suất đạt 7 tấn trái/vụ, với giá bán tùy theo loại, từ 12 - 32 ngàn đồng/kg. Ước tính người trồng mãng cầu thu lãi trên 100 triệu đồng/ha/vụ.

Đây là ý kiến của ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) tại phiên thảo luận tình hình kinh tế xã hội 2013 về vấn đề phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM hiện nay. NTNN xin trích đăng một phần ý kiến của đại biểu Thúy.