Lúa hè thu thiệt hại do mưa lớn
Do mưa lớn kéo dài cùng dông lốc khiến hàng ngàn ha lúa đã bị đổ ngã, ngập úng. Tại Cà Mau, có khoảng 3.500/36.000 ha lúa HT bị giảm năng suất do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tập trung nhiều nhất tại huyện Trần Văn Thời (2.500 ha).
Anh Nguyễn Hữu Chiến có hơn 1 ha lúa ở xã Trần Hợi bày tỏ: “Lúa đang tới ngày thu hoạch mà mưa như thế này coi như chết. Nếu không mưa thì ước thu hoạch khoảng 30 giạ/công. Giờ thì không biết còn được bao nhiêu nữa, công sức 3 tháng trời coi như trắng tay”.
Vụ HT, tỉnh Bạc Liêu xuống giống khoảng 80.000 ha, tập trung nhiều tại các huyện Hồng Dân, Phước Long, Vĩnh Lợi. Ước tính sản lượng khoảng 6 tấn/ha. Lúa trĩu bông gặp mưa lớn lại kéo dài nên bị đổ ngã không thể thu hoạch.
Tính riêng huyện Vĩnh Lợi, vụ này bà con xuống giống 17.000 ha. Đợt mưa vừa qua làm gần 1.000 ha lúa đổ ngã, ảnh hưởng lớn đến năng suất. Thời tiết cực đoan không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa của người dân mà còn tác động đến thị trường. Ruộng đồng ngập nước, thương lái không thu mua lúa, làm giá lúa tiếp tục giảm sâu.
Ông Nguyễn Văn Tranh, PGĐ Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, đơn vị đã họp khẩn triển khai các biện pháp hỗ trợ nông dân khắc phục thiệt hại do mưa bão. Theo đó, đã huy động tất cả các máy bơm nước và nguồn nhân lực xuống cơ sở hỗ trợ nông dân và thống kê thiệt hại để có biện pháp hỗ trợ..
Theo người dân nơi dây, đầu vụ giá lúa thương phẩm được 4.800 đồng/kg, sau đó giảm dần. Sau đợt mưa, không có thương lái mua, nhiều người gặt chất đống.
Ông Nguyễn Văn Hơn ở ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi cho biết, mấy ngày vừa qua, giá lúa giảm liên tục, giờ xuống còn 4.300 đồng/kg. “Theo hợp đồng, tới ngày chúng tôi phải cắt lúa bán. Nhưng mưa quá không cắt được, thương lái đến lấy lại tiền cọc và bỏ đi, không ai mua”, ông Hơn nói.
Nếu người trồng lúa tại Bạc Liêu biết được giá lúa tại vùng sâu, vùng xa của Cà Mau thì chắc họ cũng có niềm an ủi. Những ngày này, đi dọc về các vùng ngọt hóa ở Cà Mau, sẽ dễ dàng bắt gặp không khí ảm đạm trên ruộng đồng.
Bà con ai cũng cũng lo lắng, buồn rầu bởi lúa trượt giá. Ghi nhận thực tế của chúng tôi tại các xã vùng sâu như Tân Lộc (huyện Thới Bình); Khánh Hải (huyện Trần Văn Thời), giá lúa hiện dao động chỉ 3.800 - 4.000 đồng/kg.
Theo nhiều hộ dân, năm nay nhờ chủ động trong SX cùng với việc sử dụng giống lúa chất lượng nên dự báo năng suất đạt khá cao. Nhưng mưa dầm dề trong những ngày qua làm lúa đổ ngã nên đứng trước nguy cơ thua lỗ. Máy gặt đập liên hợp không thể vào thu hoạch được.
Còn thuê mướn nhân công cắt tay thì rất khó. Hiện lực lượng này gần như không còn. Nếu có thì giá nhân công cũng khá cao, trung bình từ 500 - 700 ngàn đồng/công. Lại thêm chuyện, cắt tay sẽ không có máy suốt, bởi từ khi có máy gặt đập liên hợp đến nay loại máy này rất khó tìm.
Ông Lê Văn Thương, ngụ xã Khánh Hải buồn rầu nói: “Lúa sập, mình chỉ biết đỡ cho nó "đứng dậy" rồi chờ cho nước rút thôi. Máy gặt đập liên hợp vào cắt cũng không được, mướn cắt tay thì chi phí cao, mất thêm rất nhiều khâu vận chuyển, suốt, phơi… tỷ lệ hao hụt cũng rất lớn, chắc chắn lỗ”.
Thêm vào đó, những hộ đã thu hoạch xong, lúa vẫn nằm trơ trước sân nhà, không bán được, cũng không phơi được, chất lượng gạo không đảm bảo…
Related news
Tại Hội nghị về sản xuất, tiêu thụ lúa và thủy sản vùng ĐBSCL tổ chức ngày 27/2, theo phản ánh từ các địa phương, khó khăn về thị trường, chính sách tín dụng là những thách thức đối với ngành hàng thủy sản.
Thực hiện đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại địa phương, những năm qua, nông dân xã điểm xây dựng nông thôn mới Định Hòa (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) thực hiện mô hình trồng khoai lang luân canh lúa. Mô hình giúp tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích canh tác, lợi nhuận cao gấp 2 lần trồng lúa, giúp nhân dân ổn định cuộc sống.
Khoảng mươi năm về trước, làng Bạch Xá, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) được nhiều người biết đến với nghề nuôi ba ba nổi tiếng. Nhưng vài năm trở lại đây, cái tên Bạch Xá lại được cánh lái buôn trong nam, ngoài bắc biết đến là làng nuôi rắn hổ mang.
HTX Thủy sản Nam Sơn (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh) được thành lập từ tháng 6-2008 với chức năng nuôi trồng và cung ứng các loại cá giống, cá thương phẩm, cá bố mẹ.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa cho biết, trong những năm gần đây, tuy tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế tăng không cao nhưng tín dụng dành cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân (tam nông) vẫn tăng trưởng đáng kể.