Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lúa Dài Ngày Vẫn Xuống Đồng

Lúa Dài Ngày Vẫn Xuống Đồng
Publish date: Saturday. December 20th, 2014

Những ngày trung tuần tháng 12, thời tiết ấm, mặc dù tỉnh Thái Bình đã có chỉ đạo nhưng nông dân một số địa phương vẫn không tuân thủ lịch thời vụ, cơ cấu giống, tranh thủ gieo mạ dài ngày.

Tại Ðông Hưng, đến sáng ngày 12/12, nông dân xã Hoa Lư đã gieo 4ha mạ dài ngày, đủ để gieo cấy 25% tổng diện tích gieo cấy; ở xã Ðồng Phú, 3,1ha mạ dài ngày đã được nông dân gieo tại 3 thôn. Còn tại Minh Châu, ông Nguyễn Quang Hải, Chủ tịch UBND xã cho biết: Ðến nay, nông dân trong xã đã gieo được gần 10 mẫu mạ giống dài ngày. Hiện UBND và các đoàn thể của xã vẫn đang kết hợp bám sát đồng ruộng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiên quyết không bơm nước để nông dân gieo mạ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất diện tích gieo cấy lúa dài ngày.

Theo quan sát và ghi nhận của chúng tôi, hầu hết nông dân gieo mạ dài ngày đều xuất phát từ tập quán canh tác lạc hậu, chưa thay đổi nhận thức về hiệu quả của giống lúa ngắn ngày.

Cùng với chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, UBND, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ðông Hưng cũng đã tích cực chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phân công cán bộ về cơ sở bám sát tình hình sản xuất. Ðồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức phổ biến lịch thời vụ cũng như cơ cấu giống lúa trong sản xuất vụ xuân năm 2015 đến các hộ nông dân.

Giống như Ðông Hưng, Quỳnh Phụ cũng có nhiều biện pháp kiên quyết không để nông dân gieo cấy giống lúa dài ngày. Theo đó, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung chỉ đạo quyết liệt, tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện nghiêm lịch gieo cấy của tỉnh và không gieo cấy các giống lúa dài ngày trà xuân sớm.

Ðối với những trường hợp đã gieo mạ dài ngày cần vận động phá bỏ ngay, đồng thời có trách nhiệm hỗ trợ giống lúa ngắn ngày cho nông dân thay thế diện tích mạ dài ngày đã phá bỏ. Các hợp tác xã triển khai cày lật đất, không tự ý bơm nước cho nông dân gieo mạ dài ngày; tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất vụ xuân giúp nông dân hiểu rõ lợi ích của việc cấy lúa ngắn ngày trà xuân muộn.

Chú trọng tuyên truyền đến bà con về tình hình thời tiết vụ xuân năm 2015 là loại hình thời tiết ấm, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Huyện cũng chỉ đạo Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi quản lý tốt nguồn nước, chủ động nguồn nước đổ ải, tưới dưỡng, điều tiết nước hợp lý cho nông dân gieo cấy giống lúa ngắn ngày trà xuân muộn.

Tại huyện Hưng Hà, chính quyền địa phương cũng vào cuộc quyết liệt để hạn chế đến mức thấp nhất diện tích gieo mạ dài ngày. Ðiển hình là xã Tây Ðô, mặc dù nông dân đã gieo 2,4ha mạ dài ngày song với sự tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương, bà con đã tự nguyện giao nộp 3,1 tạ giống lúa dài ngày và nhận lại giống lúa BC15 do địa phương hỗ trợ để gieo cấy theo sự chỉ đạo. Bên cạnh sự hưởng ứng tích cực đó, nông dân tại một số địa phương vẫn tiến hành gieo mạ dài ngày.

Tại xã Văn Cẩm, đến nay nông dân đã gieo được khoảng 1,2 mẫu mạ dài ngày. Mặc dù chính quyền, các đoàn thể của địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, không vận hành trạm bơm nước song một số hộ vẫn tự dẫn nước vào ruộng để gieo mạ mà không giao nộp giống lúa dài ngày theo khuyến cáo.

Trong điều kiện vụ xuân năm 2015 ấm, cây lúa sẽ sinh trưởng, phát triển nhanh và trỗ bông vào cuối tháng 4, nếu gặp rét muộn sẽ gây thiệt hại lớn. Vì vậy, bà con cần lưu ý gieo cấy 100% diện tích bằng các giống lúa ngắn ngày; kiên quyết không gieo cấy các giống lúa dài ngày.

Vì các giống lúa này gieo cấy trà sớm sẽ làm đòng trỗ bông vào cuối tháng 4 gặp rét tỷ lệ lép cao, năng suất sẽ thấp. Bên cạnh đó, bà con tuyệt đối không thực hiện gieo cấy trước lịch quy định của tỉnh. Tất cả các giống lúa cần phải gieo cấy vào cuối lịch thời vụ đã quy định trong Ðề án sản xuất vụ xuân của tỉnh, kết thúc cấy trong tháng 2/2015.

Kỹ sư Nguyễn Thị Nguyệt, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình

Nguồn bài viết: http://baothaibinh.com.vn/4/33673/Lua_dai_ngay_van_xuong_dong.htm


Related news

Cây Cà Phê, Hướng Thoát Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Ở Hướng Hóa Cây Cà Phê, Hướng Thoát Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Ở Hướng Hóa

Nằm về phía tây tỉnh Quảng Trị, Hướng Hóa đến nay vẫn là huyện biên giới miền núi nghèo. Để tìm lời giải cho bài toán xóa đói giảm nghèo, huyện Hướng Hóa đã và đang phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất hàng hóa tập trung. Thực hiện có hiệu quả lộ trình xây dựng nông thôn mới, để giảm nghèo bền vững ở những xã đặc biệt khó khăn.

Friday. April 20th, 2012
Khó Trồng Đại Trà Giống Ngô Biến Đổi Gen Khó Trồng Đại Trà Giống Ngô Biến Đổi Gen

Sau khi tiến hành khảo nghiệm trên cả diện hẹp và diện rộng, các đơn vị nghiên cứu loại ngô biến đổi gen có chung ý kiến rằng loại cây này không ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cảnh báo, kết quả nghiên cứu còn chưa đủ tin cậy và cần tiếp tục tiến hành khảo nghiệm thêm trước khi trồng đại trà.

Sunday. April 22nd, 2012
Phát Triển Mô Hình Nuôi Cá Đồng Ở Đồng Tháp Phát Triển Mô Hình Nuôi Cá Đồng Ở Đồng Tháp

Nuôi cá đồng đã góp phần nâng cao thu nhập của nhiều hộ gia đình ở nông thôn. Lượng cá nuôi này đã cung ứng một lượng lớn cho thị trường nội địa. Phát triển nuôi cá đồng theo hướng bền vững được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong kinh tế nông nghiệp ở mỗi địa phương

Wednesday. December 14th, 2011
Mô Hình Nuôi Giun Quế Ở Bình Liêu Mô Hình Nuôi Giun Quế Ở Bình Liêu

Trong những hoạt động nhằm hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới ở Bình Liêu (Quảng Ninh), mô hình nuôi giun quế do huyện Đoàn triển khai được đánh giá là “một mũi tên trúng hai đích”, vừa giải quyết được nhu cầu về nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm, vừa làm sạch môi trường...

Monday. April 23rd, 2012
Tìm Lại Vị Thế Cho Con Tôm Bạc Liêu Tìm Lại Vị Thế Cho Con Tôm Bạc Liêu

Bạc Liêu được mệnh danh là đất của tôm - lúa khi nghề nuôi tôm đã đạt được nhiều “thành tích lẫy lừng”: đa dạng về mô hình, ổn định về năng suất và ấn tượng trong hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, cũng như nhiều vùng nuôi khác, sự bền vững vẫn là điều khiến nông dân và các ngành chức năng lo ngại.

Thursday. April 26th, 2012