Cừu Phan Rang, Trăm Năm In Dấu Trên Xứ Nắng
Khi đến nói đặc sản mang tính độc đáo của tỉnh Ninh Thuận, ngoài cây nho đang được người tiêu dùng cả nước biết đến, còn phải kể tới con cừu.
Theo các nhà khoa học, giống cừu Phan Rang được hình thành hơn 100 năm nay. Trải qua điều kiện khí hậu nắng nóng gần như quanh năm, dưới sự tác động của chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, giống cừu Phan Rang đã thích nghi cao với môi trường sinh thái của tỉnh, là giống cừu duy nhất ở Việt Nam hiện nay.
Để quảng bá giống vật nuôi này, trong chương trình của Lễ hội Nho và Vang quốc tế - Ninh Thuận 2014, cừu sẽ được tham gia với tư cách là “thí sinh” tại Hội thi cừu khỏe, cừu đẹp.
Anh Đặng Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KNg) tỉnh cho biết: “Trừ Phan Rang-Tháp Chàm và Bác Ái, 5 huyện còn lại đều tham gia, mỗi huyện chọn 5 con cừu khỏe, đẹp nhất của ít nhất 3 hộ nuôi dự thi, hiện nay các Trạm KN-KNg huyện đang khẩn trương tìm mời các hộ nuôi cừu đạt chất lượng tham gia và tổ chức sơ tuyển cừu”.
Hội thi này sẽ là dịp để mọi người có thêm góc nhìn thú vị về miền đất nắng Phan Rang. Thực tế cho thấy những năm qua, do giá cả và thị trường tiêu thụ ổn định, cừu là vật nuôi đang được nông dân tỉnh ta chú trọng.
Tính đến nay, toàn tỉnh có tổng đàn cừu 95.382 con (tăng 7,8%), được phát triển nuôi theo hướng trang trại, tập trung chủ yếu ở các xã Nhơn Sơn, Mỹ Sơn, Hòa Sơn (Ninh Sơn), Phước Hữu, Phước Vinh (Ninh Phước), Xuân Hải, Phương Hải (Ninh Hải), Phước Hà, Nhị Hà, Phước Nam (Thuận Nam), Bắc Sơn (Thuận Bắc). Các nơi nuôi cừu đều có chuồng trại, có mái che, có trồng cỏ, có chủng ngừa và tuyển chọn giống kỹ.
Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc cừu Phan Rang, theo nhiều nhà khoa học, cừu đã được các giáo sĩ đưa vào Ninh Thuận nuôi từ thời Pháp thuộc.
Có lẽ chúng đến từ Ấn Độ, Pakistan và một số nước Châu Phi. Nếu so sánh với các giống con nuôi khác, sẽ thấy dường như chỉ có đàn cừu là chịu được cái nóng ở tỉnh ta. Cừu dễ nuôi, mau lớn, ít tốn công chăm sóc, ít bệnh tật và chuồng trại lại đơn giản, rẻ tiền.
Từ nuôi cừu, đã có nhiều hộ nông dân vươn lên, thoát nghèo, bình quân người nuôi từ 100 con trở lên, mỗi năm xuất chuồng cừu thịt có thể thu lãi khoảng 60-100 triệu đồng. Chị Lê Thị Út Em (ở thôn An Hòa, Xuân Hải, Ninh Hải) chia sẻ: “Chỉ nhờ vào đàn cừu 80 con mà tôi nuôi được 2 con học đại học, cao đẳng”.
Để nâng cao chất lượng đàn cừu địa phương, tránh tình trạng đồng huyết, từ năm 2003, Trung tâm KN-KNg tỉnh đã nhập 30 con cừu Úc giống Dorper và White Suffolk nhằm mục đích nuôi khảo nghiệm giống mới, chọn lọc lai tạo với cừu Phan Rang, đa dạng hóa nguồn gien.
Riêng từ đầu năm đến nay, tiếp tục thực hiện mô hình nuôi cừu sinh sản, được Trung tâm KN Quốc gia hỗ trợ 144 cừu cái và 4 cừu đực giống, các hộ nuôi đã cho ra đời 85 con cừu lai có sức sống khỏe, ngoại hình đẹp, có thể hình cao hơn hẳn giống cừu địa phương.
Trong khuôn khổ dự án, Trung tâm KN-KNg tỉnh đã tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cừu lai cho 60 hộ nông dân và nhân rộng mô hình cho 120 hộ nông dân khác. Như vậy, giống cừu thuần Phan Rang sau hơn 100 năm in dấu trên xứ nắng đang bước vào giai đoạn lai tạo để phát triển mới, theo quy hoạch đến năm 2020, cừu lai sẽ đạt tỷ lệ 60 – 65% tổng đàn.
Related news
Ngày 21.10, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định cho biết Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định Nguyễn Viết Hưng vừa ký Quyết định số 2084 công bố dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại các xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản và xã Trực Phú, huyện Trực Ninh.
Sau 4 năm xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt nông thôn Phù Cát đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, phấn đấu để cán đích NTM đúng lộ trình đã khó, duy trì danh hiệu “xã NTM” lại càng khó hơn.
Cho đến bây giờ, sau gần 4 năm nuôi heo, ông Trần Thanh Nam, ở thôn Mỹ Trang, xã Mỹ Châu, mới vỡ vạc một điều “nuôi heo không dễ chút nào, còn khó nữa là đằng khác, nhưng nếu có lòng kiên trì, cố gắng tìm tòi học hỏi, tổ chức nuôi khoa học, bài bản thì nhất định sẽ... có ăn”.
Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh đã triển khai xây dựng các mô hình chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học để chuyển giao tiến bộ KHKT mới đến bà con nông dân, đem lại kết quả khả quan, được người chăn nuôi chấp nhận, có khả năng nhân rộng cao.
Tăng trưởng thương mại nông sản vào thị trường Trung Quốc đang giúp giảm nhập siêu từ thị trường này. Trong đó, nhóm hàng rau, quả giữ vai trò động lực.