Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lợi Nhuận Từ Trồng Bí Đỏ

Lợi Nhuận Từ Trồng Bí Đỏ
Publish date: Tuesday. March 25th, 2014

Gần đây, bí đỏ đã trở thành cây trồng hàng hóa khá quen thuộc với người dân tại nhiều làng quê Dak Lak, mang lại nguồn thu nhập khá cao so với nhiều loại cây trồng khác.

Trong khi nhiều nông dân ở xã Ea Sar (huyện Ea Kar) đứng ngồi không yên bởi nhiều đồng mía quá thời gian thu hoạch nhưng chưa có lịch nhập cho nhà máy, gia đình chị Phạm Thị Nguyệt (thôn 1) lại khá thong dong với việc thu hoạch bí đỏ.

Mới bước vào đầu vụ nên chị Nguyệt chưa khẳng định lợi nhuận của vụ bí này là bao nhiêu, nhưng theo ước tính của gia đình, mỗi ha bí có thể cho năng suất từ 25-30 tấn, với giá thương lái thu mua tại ruộng hiện nay 7.000-8.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí lãi trên 50 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Kim Anh (thôn 2) – người đang phá bỏ mấy ha mía để chuyển sang trồng bí đỏ và các loại hoa màu khác, cho biết: so với nhiều cây trồng khác, bí đỏ tương đối dễ trồng, dễ chăm sóc, không tốn nhiều công lao động; chi phí đầu tư về giống, phân bón không cao, chủ yếu dùng phân chuồng đã ủ hoai mục.

Cũng như ở huyện Ea Kar, gần đây nhiều bà con nông dân ở huyện Krông Bông cũng đã đầu tư kinh phí mua sắm máy bơm, ống tưới để trồng bí đỏ vụ 3 (từ tháng 10 hoặc 11 hàng năm), đưa diện tích bí đỏ toàn huyện lên hơn 20 ha. Mô hình bí đỏ của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng (thôn 3, xã Ea Trul) được đánh giá là hiệu quả nhất hiện nay.

Nhờ biết áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc nên nhiều vụ bí đỏ liên tiếp ông Hùng “trúng lớn”. Ông Hùng chia sẻ: Thuận lợi nhất là không lo đầu ra, cứ đến mùa thu hoạch là thương lái đến tận ruộng thu mua.

Trung bình mỗi sào bí đỏ (loại bí đậu hay còn gọi là bí hồ lô) cho năng suất 2,5 tấn đến 3 tấn; thời điểm cận Tết Nguyên đán Giáp Ngọ có giá khoảng 10.000 đồng/kg, còn hiện nay là 5.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí 3 tháng trồng và chăm sóc, mỗi sào bí đỏ mang lại lợi nhuận khoảng 3-4 triệu đồng. Đây là khoản thu nhập không nhỏ đối với bà con nông dân ở vùng đất thường xuyên đối mặt với hạn hán, nếu không trồng bí người dân sẽ bỏ đất trống.

Do cây bí đỏ mang lại lợi nhuận cao nên đã xuất hiện tình trạng đổ xô trồng bí đỏ, thậm chí có những gia đình không có đất cũng đi thuê đất nơi khác để trồng loại cây này. Việc sản xuất độc canh, theo phong trào, bất chấp sự khuyến cáo của ngành chức năng luôn chứa đựng nhiều rủi ro, vì vậy, người dân cần hết sức thận trọng, không nên phát triển một cách ồ ạt.


Related news

Tôm Nuôi Được Mùa, Được Giá Tôm Nuôi Được Mùa, Được Giá

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Định có 2.229 ha mặt nước được đưa vào nuôi tôm. Nhờ thực hiện khá nghiêm túc lịch thời vụ, kiểm dịch tôm giống, nhân rộng mô hình nuôi tôm cộng đồng nên hầu hết các địa phương đã khống chế được tình trạng dịch bệnh tôm nuôi, năng suất tôm đạt khá.

Wednesday. October 9th, 2013
Hơn 24.190 Hộ Nuôi Tôm Còn Mắc Nợ Ngân Hàng Hơn 24.190 Hộ Nuôi Tôm Còn Mắc Nợ Ngân Hàng

Tính đến nay, các ngân hàng thương mại đã đầu tư hơn 556 tỷ đồng cho các hộ nuôi tôm. Tuy nhiên, do sản xuất gặp nhiều rủi ro, nên nhiều hộ nuôi tôm lâm vào cảnh nợ nần không còn khả năng thanh toán nợ.

Wednesday. October 9th, 2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Đối Mực Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Đối Mực

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư (KNKN) Bình Định đã triển khai thực hiện mô hình “Nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái” tại khu thực nghiệm nuôi trồng thủy sản thuộc Khu sinh thái Cồn Chim- đầm Thị Nại (thuộc địa bàn thôn Huỳnh Giản Nam, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước).

Wednesday. October 9th, 2013
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Giống Gà Siêu Trứng VCN-G15 Hiệu Quả Kinh Tế Từ Giống Gà Siêu Trứng VCN-G15

Với mục đích nâng cao năng suất, sản lượng trứng trong chăn nuôi gà, từ năm 2011 UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức tiếp nhận 2000 con gà giống siêu trứng VCN-G15 do Tổng cục V - Bộ Công an, Viện Chăn nuôi Quốc gia hỗ trợ và nuôi thử nghiệm tại trại chăn nuôi gà của gia đình ông Phạm Đình Thảo (Đội 11, xã Nghi Đức, TP. Vinh).

Wednesday. October 9th, 2013
Mô Hình Nuôi Trâu Murrah Ấn Độ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Trâu Murrah Ấn Độ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2008 đến nay, nhiều hộ gia đình ở các địa phương trong tỉnh đã đầu tư phát triển mô hình nuôi trâu Murrah Ấn Độ lấy thịt đạt hiệu quả cao.

Wednesday. October 9th, 2013