Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Loạn rau gắn mác Việt Nam

Loạn rau gắn mác Việt Nam
Publish date: Friday. September 4th, 2015

“Đội lốt” hàng Việt Nam

Thời điểm này, khảo sát một số khu chợ trên địa bàn Hà Nội dễ dàng bắt gặp các sạp hàng bán rau - quả trái mùa. Khi được hỏi, phần lớn các tiểu thương đều cho biết đây là hoa quả được chuyển về từ vùng sản xuất ôn đới (như Sa Pa...). Thực tế, căn cứ vào đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương và đặc điểm nhận dạng của mỗi loại, có thể thấy rõ ràng đây là những sản phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Qua khảo sát cho thấy, các mặt hàng rau - củ - quả Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam được bày bán nhiều chủng loại, từ cà rốt, gừng, tỏi, khoai tây, súp lơ cho tới bắp cải, cà chua, hành tây… Các sạp được bố trí san sát thành một dãy, số lượng rau - củ - quả có xuất xứ Trung Quốc được bày bán tràn lan, lẫn lộn với hàng nội địa.

Một trong những loại rau được người bán mời chào nhiều nhất là bắp cải Đà Lạt với giá chưa đến 10.000 đồng/cây. Được biết, hiện tại đang là mùa bắp cải Trung Quốc (khu vực tỉnh Vân Nam) nên giá rất rẻ, chỉ có nửa nhân dân tệ (tương đương khoảng 1.700 - 1.800 đồng/cây bắp cải). Nếu tính công vận chuyển từ Đà Lạt ra thì bắp cải không thể bán được với mức giá như trên, rõ ràng đây là rau củ quả được tuồn xuống qua qua biên giới phía bắc.

Cách đây khoảng 2 - 3 tháng, người tiêu dùng thủ đô cũng nhiều phen “lao đao” với những sản phẩm mận vàng, đào… được “cộp mác” Sapa, Lào Cai bày bán khắp các con phố. Trên thực tế, đây đều là sản phẩm nhập khẩu có nguồn gốc Trung Quốc, bởi vì số lượng hoa - quả tại chính các địa phương được “mượn danh” đó cũng rất ít ỏi, chưa kể mẫu mã thường không được bắt mắt bằng.

Qua mặt người mua hàng

Thực tế, không phải lúc nào các mặt hàng rau - củ - quả Trung Quốc cũng được bán giá rẻ. Khi đi từ chợ đầu mối về các chợ lẻ, các loại rau quả này được “gắn mác” hàng Việt Nam và bán với giá cao gấp 2 - 3 lần giá thực tế.

Trao đổi với PV, chị Nguyễn Thị Phúc - một tiểu thương buôn bán hoa quả ở chợ Nghĩa Tân - thừa nhận: “Tâm lý người dân bây giờ sợ hàng Trung Quốc kém chất lượng, ảnh hưởng sức khỏe nên lúc bán hàng, tôi phải giới thiệu hoặc treo biển đề rõ hàng đặc sản trong nước thì mới bán được. Giá cả vì thế cũng “cạnh tranh” hơn”! Thú thật, mấy loại bắp cải, cà chua, cà rốt, gừng, tỏi… đa số là của Trung Quốc, vì hàng Việt Nam nguồn cung rất ít, chủ yếu theo mùa vụ mà với kiểu sản xuất, canh tác như hiện nay, thì chưa chắc đã sạch hơn đâu” - chị Phúc phân bua.

Đang đi chợ mua rau chuẩn bị bữa trưa cho gia đình, chị Phạm Khánh Vân (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Tôi có đọc được một số bài báo trên mạng nói về cách phân biệt hàng Trung Quốc và hàng trong nước. Nhưng nói thật, giờ bảo mình chỉ ra đâu thật, đâu giả thì cũng “bó tay””!

“Tôi chủ yếu mua ở hàng quen, đặt niềm tin vào người bán là chính. Họ cứ nói là rau nhà trồng với rau nhập từ các tỉnh thì mình biết thế thôi. Tôi cho rằng đa số người tiêu dùng Việt Nam không thích ăn thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc” - chị Vân khẳng định.

Như vậy, trong khi các mặt hàng nông sản Việt Nam luôn “thấp thỏm” đối mặt với điệp khúc “được mùa, rớt giá” và bị thương lái ép giá thì tại các khu chợ dân sinh, các sản phẩm rau - củ - quả “trá hình” hàng Việt Nam, gian dối về nguồn gốc xuất xứ được bày bán nhan nhản khiến người mua rất khó phân biệt. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này sẽ góp phần làm giảm niềm tin của người tiêu dùng cũng như uy tín của hàng Việt Nam.

Theo các nhà chuyên môn, do sử dụng nhiều chất bảo quản nên các sản phẩm rau quả Trung Quốc có hình thức bắt mắt, láng bóng, kích thước lớn, giữ được tươi lâu hơn. Vì thế, mỗi người tiêu dùng nên tỉnh táo khi mua hàng, tránh mua phải sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.


Related news

Rút kinh nghiệm cho vụ nuôi tôm 2016 Rút kinh nghiệm cho vụ nuôi tôm 2016

2015 vẫn là năm khó khăn đối với nghề nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng, mức thiệt hại luôn ở khoảng 25% – 28% theo từng thời điểm thả giống, nhưng mức độ thiệt hại cục bộ ở một số vùng nuôi vẫn trên 50% như thị xã Vĩnh Châu và huyện Mỹ Xuyên.

Tuesday. November 17th, 2015
Kết quả dự án nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Kết quả dự án nuôi cá lồng trên hồ thủy điện

Nhằm giúp người dân tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, khai thác hiệu quả mặt nước vùng lòng hồ thủy điện, Trạm Khuyến nông huyện Than Uyên (Lai Châu) triển khai dự án nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Bản Chát.

Tuesday. November 17th, 2015
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên sông Đà Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên sông Đà

Cuối tháng 10/2015, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở NN &PTNT thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình.

Tuesday. November 17th, 2015
Hội nghị phổ biến kỹ thuật nuôi tôm chân trắng an toàn Hội nghị phổ biến kỹ thuật nuôi tôm chân trắng an toàn

Sáng 12/11, Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản tổ chức Hội nghị "Phổ biến kỹ thuật sản xuất giống tôm chân trắng an toàn” cho các thành viên Hội nghề cá và hộ sản xuất tôm giống trên địa bàn toàn tỉnh.

Tuesday. November 17th, 2015
 Để thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn Để thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn

Với gần 160.000ha diện tích mặt nước biển, Vân Đồn (Quảng Ninh) có nguồn lợi hải sản tự nhiên không những lớn về trữ lượng mà cả chủng loại. Đặc biệt, thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này rất nhiều hải sản quý, có giá trị kinh tế cao như: Sá sùng, bào ngư, hải sâm...

Tuesday. November 17th, 2015