Hiệu quả mô hình nuôi cá chạch bùn trong ao

Nuôi cá chạch bùn cho hiệu quả cao.
Tham gia mô hình có 02 hộ dân trên địa bàn huyện Krông Păk, huyện Buôn Đôn và 1 hộ dân ở TP. Buôn Ma Thuột.
Các hộ dân tham gia được hỗ trợ 100% kinh phí mua giống; 50% kinh phí mua thức ăn và vôi, hóa chất, vitamin tổng hợp…
Cán bộ kỹ thuật tại Chi cục Thủy sản Đắk Lắk tập huấn, giám sát hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình triển khai mô hình.
Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật Chi cục Thủy sản tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi cá chạch của ông Nguyễn Hoàng Quyền, xã EaNuôl, huyện Buôn Đôn. Hiện, ông Quyền đang nuôi thử nghiệm cá chạch bùn trong ao với diện tích 250m2, mật độ 50 con/m2, thức ăn sử dụng là thức ăn viên tổng hợp với độ đạm 30 - 35%.
Sau hơn 4 tháng nuôi, cá chạch bùn lớn nhanh, ít bị bệnh, trọng lượng đạt 30 - 35 con/kg.
Theo ông Quyền, muốn nuôi cá cho hiệu quả kinh tế cao thì phải vệ sinh ao nuôi sạch sẽ trước khi thả cá, nguồn nước phải đảm bảo đủ lượng ôxy, cần phải chọn giống cá tốt, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật.
Khi thu hoạch cá xong, cần dọn sạch ao nuôi, tháo cạn nước, bón vôi, phơi đáy nứt chân chim và cần chủ động được nguồn nước cấp thoát trong ao...
Đây là những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và sản lượng ao nuôi. Do làm tốt các khâu kỹ thuật và bảo đảm môi trường ao nuôi nên cá chạch bùn lớn nhanh, không nhiễm bệnh. Hiện Công ty TNHH Hải Âu đã đặt vấn đề thu mua cá chạch tại ao với giá 90.00 đồng/kg.
Hy vọng mô hình sẽ gặt hái thêm nhiều thành công và trở thành địa chỉ cho các hộ dân trong vùng đến tham quan học tập, nâng cao kiến thức, trình độ canh tác, từ đó làm cơ sở để nhân rộng.
Related news

Dù không có lợi thế về khí hậu, đất đai, song Hà Nam đã đặt ra mục tiêu trở thành “thủ phủ” nuôi bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng với số lượng có thể lên tới 15.000 con.

Thời gian qua, trong khi một số địa phương đang loay hoay tìm hướng đi mới nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, thì tại một số xã của huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang lại đang có bước chuyển dịch, phát triển theo hướng tích cực.

Vụ Mùa 2015, lần đầu tiên Trung tâm Trợ giúp nông dân Hà Nội (Hội Nông dân TP) thực hiện mô hình trên cây lúa giống phân bón NPK chứa silic và vi lượng dạng chelate (NPKSilic).

Theo lãnh đạo HTX hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng), ở vụ hành sớm năm 2015 có 18 hộ trồng hành tím là thành viên của HTX tham gia mô hình trồng cà chua xen hành tím với tổng diện tích hơn 2,8 ha được Công ty TNHH MTV T16 Việt Nam ký hợp đồng bao tiêu.

Theo kế hoạch trong vụ mía 2015 - 2016 này, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) sẽ chấm khoảng 350 rẫy mía của những hộ dân đăng ký trở thành thành viên Câu lạc bộ trồng mía đạt 200 tấn/ha (CLB 200) do Casuco sáng lập.