Thủ tục kiểm dịch hàng hóa xuất nhập khẩu tự trói tay mình
Tại hội thảo, đại diện Hiệp hội gỗ Việt Nam cho rằng, phần lớn sản phẩm từ gỗ thanh nguyên liệu được nhập về từ Mỹ, EU để chế biến đã rõ nguồn gốc, xuất xứ, chứng nhận kiểm dịch nhưng khi XK những sản phẩm làm từ nguyên liệu này vẫn phải có giấy kiểm dịch.
Trong khi nước nhập khẩu họ không yêu cầu những loại giấy tờ này thì ta lại tự làm khó ta.
Bà Mai Thị Huyền, đại diện Công ty TNHH DakMan Việt Nam (đơn vị chuyên XK cà phê tại tỉnh Đắk Lắk) băn khoăn, tại sao hải quan lại buộc doanh nghiệp (DN) phải nộp giấy kiểm tra thực vật mới cho thông quan hàng hóa trong khi bên phía nhà nhập khẩu cà phê người ta không yêu cầu?
Nhiều cơ quan, doanh nghiệp bức xúc về thủ tục kiểm dịch hàng hóa xuất - nhập khẩu.
Trong khi đó, theo ông Đặng Hoàng Giang, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam, DN muốn XK hay NK một lô hàng hạt điều phải mất thời gian đi lại 3- 4 lần mới xin phép và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã kiểm dịch thực vật.
Theo ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia Dự án USAID GIG, phí kiểm dịch hàng hóa của Việt Nam khá cao, có những lô hàng lên đến vài chục triệu đồng nên phải có những quy định cụ thể về mức phí kiểm dịch hàng hóa XNK.
Hơn nữa phí phải có quy định mức sàn và mức trần cho rõ ràng chứ không thể muốn thu bao nhiêu cũng được như hiện nay.
Đại diện Cục Hải quan TP.HCM cho biết, theo quy định, nhiều loại hàng hóa phải có giấy kiểm dịch thực vật, động vật mới cho thông quan. Kiểm tra hết các thủ tục theo quy định phải mất cả tuần. Hàng hóa nhiều ứ đọng đầy ở cảng không có chỗ để.
Nhưng nếu cho DN nhận hàng mang về trước, bổ sung các loại giấy chứng nhận kiểm dịch sau thì hải quan làm sai quy định. Chính vì vậy, rất mong các cơ quan chức năng làm thế nào đơn giản hóa các thủ tục để DN và Hải quan đỡ mất thời gian.
Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đề nghị, cần bỏ ngay những loại giấy chứng nhận hay nói cách khác là các loại giấy phép con không cần thiết để đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục XNK hàng hóa.
Theo khảo sát của Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (USAID GIG), nếu giảm một ngày về thủ tục kiểm dịch xuất nhập khẩu sẽ giúp tiết kiệm được hơn 1 tỷ USD cho hàng hóa Việt Nam. Khảo sát của USAID GIG được thực hiện trong tháng 8/2015 đối với 100 doanh nghiệp lĩnh vực dệt may, thủy sản chế biến, dịch vụ logistics và cho thấy khoảng 50% doanh nghiệp có hàng hóa phải kiểm dịch khi xuất nhập khẩu.
Đại diện nhiều doanh nghiệp cho biết, hiện thủ tục quản lý chuyên ngành của Việt Nam chưa có sự chuyển biến đáng kể và cải cách theo hướng đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho đơn vị thực thi.
Những vướng mắc phổ biến trong kiểm dịch hàng hóa xuất nhập khẩu là hàng loạt mặt hàng chịu sự quản lý, cấp giấy phép, kiểm tra; xin cấp chứng thư của 2-3 cơ quan thuộc cùng một bộ hoặc thuộc 2-3 bộ, ngành khác nhau như kiểm dịch thực vật, động vật, chất lượng, an toàn thực phẩm...
Related news
Do tình hình xuất khẩu cá tra gặp khó khiến giá cá tra tại ĐBSCL liên tục giảm nên người nuôi cá lỗ từ 1.000 - 2.750 đồng/kg tùy theo từng thời điểm của quí 1-2013. Vì thế, Hiệp hội cá tra Việt Nam khuyến cáo người nuôi cá tra chỉ nuôi khi có hợp đồng tiêu thụ với các nhà máy chế biến thủy sản.
Là một sĩ quan quân đội, năm 1990 ông Hà Văn Hảo xuất ngũ và quyết định rời thành phố Hồ Chí Minh đến ấp 3, xã Lộc Hưng (Lộc Ninh) lập nghiệp. Sau nhiều năm vất vả tưới nước cho cây trồng bằng phương pháp thủ công, ông đã tìm hiểu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật làm hệ thống tưới nước tự động.
Chị Hà Thị Quy ở thôn Làng Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình nuôi gà với ý định làm giàu chứ không phải là xoá đói nghèo. Chị là giáo viên nghỉ hưu, con cái đã trưởng thành, tiền lương hưu cũng đủ cho chị chi tiêu dùng hàng ngày. Song, có thời gian, còn sức khoẻ, chị quyết định bước vào làm kinh tế ở độ tuổi 55.
Năm 2012, lần đầu tiên sản phẩm yến sào Hội An bị “đóng băng” khiến ngân sách địa phương bị ảnh hưởng. Vì vậy, ngành chức năng TP.Hội An (Quảng Nam) đã và đang nỗ lực mở rộng thị trường, tìm kiếm đầu ra cho loại đặc sản này.
Năm 2012, Trung tâm Giống thủy sản An Giang tổ chức được 108 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi lươn, cá lóc, ếch Thái Lan... cho 2.160 hộ nghèo và cận nghèo; thực hiện 60 mô hình (31 mô hình nuôi lươn, 16 mô hình nuôi ếch, 13 mô hình nuôi cá lóc) tại thị xã Tân Châu và các huyện: Tịnh Biên, Phú Tân, Châu Phú, Chợ Mới và An Phú... đạt kết quả tốt.