Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Linh Chi Đỏ Đà Lạt

Linh Chi Đỏ Đà Lạt
Publish date: Tuesday. July 22nd, 2014

Linh chỉ đỏ Đà Lạt, loại nấm có công dụng tốt trong bồi bổ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật hiện được trồng khá nhiều và là mặt hàng đắt giá trên thị trường.

Ở trang trại của anh chị Nguyễn Hồng Quyền - Trần Thị Thu Hường trên đường Đặng Thái Thân, phường 3, Đà Lạt, cây nấm linh chi quý hiếm này đã thực sự được bàn tay con người thuần dưỡng, cung cấp cho thị trường những tai nấm linh chi đỏ thượng hạng.

Trại nấm linh chi đỏ Đà Lạt của anh Quyền - chị Hường không lớn, chỉ chừng 1.000m2. Nấm linh chi là loài sống trong bóng râm, sống trong nhà, bởi vậy diện tích trồng nấm hoàn toàn là nhà kính, phía trên mái được bao phủ hai lớp lưới đen.

Anh Quyền giải thích, lớp lưới đen giúp hấp thụ ánh sáng, giữ ẩm đồng thời chống nóng, giúp nhà kính mát hơn, gần với môi trường tự nhiên của linh chi đỏ là sống bám dưới gốc các cây cổ thụ trong rừng.

Linh chi đỏ Đà Lạt là loài đặc hữu, chỉ tồn tại và phát triển ở nơi có nhiệt độ từ 22-26 độ C nên chỉ có Đà Lạt mới có thể nuôi trồng được loại nấm này. Nền nhà nấm được anh chị đổ đá dăm lẫn bột đá, không vương một cọng cỏ hay cọng rác cũng như nước thừa.

Thay vì treo bịch nấm, anh chị xếp bịch nấm theo kiểu tráo đầu đuôi trên mặt đất có đệm lót là hai hàng gạch. Điều này, theo anh Quyền, giúp công chăm sóc dễ dàng hơn và cây nấm chỉ mọc ra từ cổ bịch nhằm làm tăng giá trị cây nấm.

Nấm linh chi yêu cầu môi trường sống sạch nhưng chăm sóc không khó, chỉ cần tưới nước một ngày 3-4 lần, mỗi lần 2 phút, nếu tưới nhiều quá dễ gây hỏng nấm.

Bởi vậy, trước khi nhập nấm, nhà kính được khử trùng bằng vôi thật kỹ trong 5-7 ngày và hệ thống nước được anh chị đầu tư là hệ thống tưới phun sương tự động. Nước tưới cho nấm linh chi có thể là nước giếng khoan hoặc nước máy đã khử qua clo.

Chị Thu Hường, người trực tiếp chăm sóc nấm cho biết, từ khi nhập bịch vào tới khi thu hoạch là 3 tháng. Trong thời gian đó, để đảm bảo chất lượng nấm đồng đều, anh chị kiểm soát chặt chẽ để mỗi bịch chỉ được ra một tai, nếu ra thêm tai thứ hai sẽ cắt ngay khi mới nhú.

Chính bởi vậy, tai nấm linh chi đỏ trưởng thành trong trại nấm của gia đình rất lớn và đồng đều, năng suất đạt tới 60 gam/bịch so với năng suất trung bình là 45 gam/bịch. Nhà nấm của anh chị trồng 9 thiên (90 ngàn bịch) nhưng phân ra thành nhiều khu nhỏ hơn, mỗi khu thuộc một lứa nấm khác nhau.

Việc chia nấm thành các độ tuổi nhằm đảm bảo sự chăm sóc phù hợp với chu trình sinh trưởng của cây nấm. Nấm linh chi đỏ thu hoạch trong 3 tuần, tuần đầu là thu hoạch rải rác các tai nấm “chín” sớm, hai tuần sau nấm “chín” rộ, sẽ thu hoạch một lần và hủy bịch, làm vệ sinh tiếp tục trồng lứa mới.

Với giá cả xuất ngay tại trại gồm 240 ngàn đồng/kg nấm linh chi tươi và 600 ngàn đồng/kg nấm linh chi khô, trại nấm mang lại cho anh chị thu nhập đáng kể. Chị Tú Anh, chủ một trại nấm tại Đạ Sar, Lạc Dương cũng là khách hàng của trại nấm Hồng Quyền - Thu Hường đánh giá: “Nấm của cô chú trồng rất tốt, chất lượng cao, tôi thường mua nấm tươi về bỏ tủ lạnh uống dần.

Giá cả như thế này cũng là vừa phải, bản thân mình lại xác nhận được nguồn gốc, an toàn và yên tâm hơn mua nấm trôi nổi”. Để phục vụ khách hàng chu đáo hơn, anh chị đang tiến hành xây dựng thương hiệu nấm HQ Farm, làm các thủ tục chứng nhận trang trại sản xuất nấm sạch, đạt vệ sinh hợp chuẩn.

Cây nấm linh chi đỏ Đà Lạt, dưới công sức của những người như anh Quyền, chị Hường và nhiều trại nấm khác đang dần được mở rộng, cung cấp cho thị trường nguồn dược phẩm đảm bảo, bớt dần phụ thuộc vào nguồn nấm linh chi nhập khẩu. Đồng thời, công việc làm ăn ấy cũng góp phần quảng bá, nhất là nấm quý của đất Đà Lạt, nấm linh chi đỏ.


Related news

Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Đem Lại Nhiều Lợi Ích Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Đem Lại Nhiều Lợi Ích

Sau thời gian tham quan học tập ở tỉnh Đồng Nai, anh Hải đã quyết định áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học tại gia đình. Anh Hải chia sẻ: Nguyên liệu làm đệm lót sinh học là chất độn là trấu và mùn cưa sẵn có ở địa phương. Cách làm cũng khá đơn giản, trước tiên cần đổ 30 cm trấu cộng với 1 lớp men, sau đó lớp bên trên đổ 40cm mùn cưa.

Tuesday. October 28th, 2014
Chuyển Đổi Cây Điều Ở Đắk R’lấp Đang Gặp Khó Chuyển Đổi Cây Điều Ở Đắk R’lấp Đang Gặp Khó

Chuyển đổi những diện tích điều già cỗi, sâu bệnh sang trồng những loại cây khác phù hợp là một chủ trương đúng đắn của ngành Nông nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, thực tế, công tác này ở huyện Đắk R’lấp đang đặt người nông dân và ngành chức năng, chính quyền cơ sở trước những khó khăn lớn.

Tuesday. October 28th, 2014
Làm Giàu Nhờ Mạnh Dạn Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Làm Giàu Nhờ Mạnh Dạn Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật

Gia đình anh Ninh Hồng Hà ở thôn Đắk M’rê, xã Quảng Tân (Tuy Đức) hiện có 3 ha cà phê và 1,5 ha hồ tiêu đều đang trong thời kỳ kinh doanh. Thời gian này, gia đình anh đang vô cùng hứng khởi bởi tiếp tục sẽ có thêm một vụ mùa bội thu.

Tuesday. October 28th, 2014
Nuôi Trồng Thủy Sản Hướng Thoát Nghèo Ở Noong Luống Nuôi Trồng Thủy Sản Hướng Thoát Nghèo Ở Noong Luống

Là một trong những địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất huyện Điện Biên, hiện nay xã Noong Luống có trên 70ha nuôi trồng các loại thủy sản. Biết tận dụng tiềm năng, khai thác lợi thế sẵn có, giờ đây nhiều nông dân ở xã Noong Luống đã vươn lên thoát nghèo với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nghề nuôi cá.

Tuesday. October 28th, 2014
Anh Tuấn Anh Tuấn "Cá Bống"

Người dân ở khu vực cầu La Ngà (huyện Định Quán) quen gọi anh Lê Hoàng Tuấn là Tuấn “cá bống” vì anh có hơn 20 năm chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp cá bống giống và thu mua cá thương phẩm.

Tuesday. October 28th, 2014