Bệnh Bạc Lá Gây Hại Mạnh Trên Lúa Hè Thu
Hiện toàn tỉnh Hậu Giang có 275ha lúa Hè thu bị bệnh bạc lá tấn công, tăng 104ha so với thời điểm cuối tháng 6, với tỷ lệ ảnh hưởng từ 10-20%. Nguyên nhân là do đợt mưa dầm vừa qua làm cho ẩm độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh và có khả năng gia tăng thêm diện tích trong thời gian tới, bởi hiện nay đang bước vào đầu mùa mưa.
Theo ngành nông nghiệp tỉnh, bệnh bạc lá chủ yếu xuất hiện và lây lan mạnh ở giai đoạn lúa trổ chín, đây là điều đáng lo ngại vì hiện toàn tỉnh có khoảng 30.000ha lúa Hè thu trong giai đoạn trổ chín, chiếm gần 50% diện tích xuống giống, trong đó 2 địa phương có diện tích nhiều là huyện Long Mỹ khoảng 15.000ha và Phụng Hiệp khoảng 9.000ha.
Trước tình hình trên, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đề nghị cán bộ khuyến nông ở các địa phương, nhất là huyện Long Mỹ và Phụng Hiệp cần thường xuyên phối hợp với nông dân thăm đồng để kịp thời phát hiện và điều trị đạt hiệu quả không riêng gì bệnh bạc lá, mà các loại dịch hại đang xuất hiện phổ biến hiện nay như: rầy nâu, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt,… hạn chế thấp nhất diện tích phát sinh mới.
Related news
Chiều 17/8, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế (ILRI) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển chăn nuôi.
Theo nhiều chủ trang trại nuôi heo lớn tại Đồng Nai, hiện giá heo hơi bán tại trại dao động từ 43 - 44 ngàn đồng/kg, giảm khoảng 2 ngàn đồng/kg so với hồi đầu tháng.
Do tình trạng một số hộ chăn nuôi heo ở khu vực miền Đông Nam bộ, đặc biệt là Đồng Nai, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã làm rộ lên tin đồn trong một số thức ăn chăn nuôi bị nhiễm chất cấm (beta-agonist). Phóng viên Báo Công Thương đã tìm hiểu vấn đề này và ghi nhận: Chỉ có những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tự bỏ chất cấm vào cám để trục lợi vừa bị các cơ quan chức năng phanh phui, không có chuyện cám bị nhiễm chất cấm.
Sau thời gian tìm hiểu, đầu năm 2013, ông Nguyễn Văn Nam ngụ ấp Bưng Cần, xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai đã mạnh dạn đầu tư nuôi 25 con dê giống Boer (Hà Lan). Đến nay, mô hình này đạt hiệu quả kinh tế cao, ông Nam trở thành người thành công đầu tiên khi nuôi giống dê này ở địa phương.
Việt Nam là thị trường xuất khẩu gia súc lớn thứ hai của Australia với 309.505 con, tăng 136%. Trong khi đó, các thị trường khác đều giảm.