Lên Đời Nhờ Cam Bù

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) nổi tiếng với giống cam đặc sản mang tên cam Bù. Nhờ giống cam này, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên giàu có.
Giống cam quý
Giống cam Bù đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là loại cây ăn quả chất lượng cao, được đưa vào danh mục các loại cây ăn quả đặc sản quý cần bảo tồn quỹ gen.
Cây cam Bù thích hợp với vùng đất đỏ đồi núi, khí hậu nóng ẩm, trồng chủ yếu ở các xã Sơn Mai, Sơn Trường, Sơn Thọ, Sơn Phúc, Sơn Thuỷ, Sơn Kim, Sơn Tây, Sơn Lĩnh. Cam Bù trồng 3 năm là có thể thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài 7-10 năm. Mỗi gốc cam trưởng thành sẽ cho thu hoạch từ 30-40kg, trọng lượng mỗi quả 250g-350g, đặc biệt có những cây lên tới 120-150kg.
Hiện giá cam Bù từ 50.000-70.000 đồng/kg
Cam Bù chín vào dịp cuối năm. Trên bàn thờ của người dân Hà Tĩnh ngày Tết không thể thiếu trái cam Bù. Đặc biệt, cam Bù trở thành món quà biếu Tết rất ý nghĩa và đậm đà hương vị quê hương cho người thân, bạn bè và những vị khách quý từ phương xa. Giá trị của cam Bù không những thưởng thức vị ngọt đậm đà mà còn là vị thuốc chữa được rất nhiều chứng bệnh như cảm cúm, viêm phế quản, bệnh đường ruột, tim mạch, suy nhược cơ thể...
Nhận thấy thế mạnh của cây cam Bù, UBND tỉnh Hà Tĩnh và huyện Hương Sơn đã có chiến lược cụ thể phát triển giống cây này trên địa bàn với mục tiêu tập trung, khuyến khích đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hoá, phát triển các trang trại sản xuất cam Bù có quy mô, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đến nay, diện tích cam Bù trong toàn huyện đạt gần 1.040ha với tổng sản lượng gần 5.900 tấn.
Nhận thấy lợi thế về khí hậu và vùng đất vốn có, nhiều hộ gia đình tại các xã miền núi như Sơn Mai, Sơn Trường, Sơn Thọ…đã lập thành trang trại cam Bù quy mô lớn. Điển hình như xã Sơn Mai có khoảng 10 trang trại cam Bù, mang lại nguồn thu nhập “khủng” cho những gia đình này.
Anh Nguyễn Xuân Linh, xã Sơn Mai, có trang trại cây ăn quả lớn nhất nhì huyện Hương Sơn, chia sẻ: Năm 2003, gia đình trồng khoảng 1.000 gốc, sau khi thu hoạch lãi cả trăm triệu đồng. “Tôi thấy cam Bù đem lại kinh tế cao, nên hàng năm tôi trồng thêm vài trăm gốc, đến nay trang trại đã có gần 2.000 gốc, sản lượng 18-20 tấn/năm. Trừ chi phí đầu tư, mỗi năm gia đình tôi lãi trên 1,3 tỉ đồng. Chẳng cần đi đâu xa, tôi tự làm giàu trên mảnh đất của chính mình”, anh Linh phấn khởi nói.
Vào những ngày cuối năm, trang trại cam của gia đình anh Nguyễn Đình Thân (xã Sơn Mai) lúc nào cũng tấp nập người mua. Trang trại của gia đình anh Thân được lập từ năm 2004 với hơn 2.000 gốc cả cam Bù lẫn cam Chanh, riêng cam Bù có tới hơn 1.200 gốc. Đến nay, gia đình anh đã thu hoạch được gần chục năm nhưng vườn cam vẫn rất “sung sức”. Năm nay, sản lượng cam Bù của gia đình anh Thân được khoảng 16 tấn, thu nhập gần 1 tỉ đồng.
Anh Thân phấn khởi: “Lúc trước nhờ làm liều đầu tư lập trang trại nên bây giờ gia đình tôi mới được đổi đời. Năm nay được mùa, nhất định gia đình tôi sẽ ăn Tết lớn”.
Ngoài gia đình anh Linh, anh Thân còn nhiều gia đình khác tại địa phương cũng đã làm giàu từ cây cam Bù, hàng năm thu nhập từ vài chục triệu đồng trở lên.
Related news

Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Hồng Phong (64 tuổi - xã Giao Thạnh - Thạnh Phú - Bến Tre). Ông Phong đã nhiều năm điêu đứng vì nghề nuôi tôm sú thâm canh, và nay đang hy vọng vào con tôm thẻ chân trắng.

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung, thành phố Điện Biên Phủ nói riêng phát triển mạnh. Tuy nhiên, đối tượng nuôi chủ yếu là cá rô phi đơn tính và một số loài cá truyền thống mà chưa phát triển được một số đối tượng thủy đặc sản.

Tôm chân trắng là loài thuỷ sản “ngoại nhập” - có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được nuôi phổ biến ở nhiều vùng trong tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, Móng Cái là địa phương có diện tích nuôi loài tôm này lớn nhất, với năng suất đạt cao nhất trong tỉnh. Dù vậy, tôm chân trắng ở Móng Cái cũng đang phải đối mặt với không ít vấn đề tồn tại mà để giải quyết được nó thì cần phải xây dựng được thương hiệu cho loài thuỷ sản này.

Tính đến ngày 1.10, tổng đàn gia súc trên toàn tỉnh Tây Ninh đạt 315.534 con - giảm 10% so cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở đàn trâu giảm 11,36%, đàn bò giảm 9,74%, đàn lợn giảm 9,96%. Theo Cục Thống kê, nguyên nhân đàn trâu, bò giảm mạnh do không còn đồng trống để chăn thả, vì người dân đã tận dụng hết quỹ đất để trồng cây.

Chiều 31-12-2013, anh Việt cùng bạn bè tổ chức đi câu cá tại Biển Hồ. Thả câu được một lúc, anh Việt cảm thấy cần bị lôi với một lực rất mạnh. Biết rằng đã trúng cá lớn, anh cùng những người đi câu cố lôi cá lên bờ.