Nhân Rộng Các Mô Hình Sản Xuất Nông Nghiệp
Ngày 8-8, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thuận Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện và định hướng nhân rộng các mô hình vào sản xuất nông nghiệp.
Những năm qua, ngành NN&PTNT đã triển khai 24 mô hình trên địa bàn huyện như: mô hình sản xuất lúa giống, chăn nuôi bò, cừu sinh sản, vỗ béo bò thịt, thực hành nuôi tôm theo tiêu chí Gaqp, nuôi trồng rong sụn trong lồng lưới… Qua đánh giá, nhiều mô hình mới được áp dụng vào sản xuất có hiệu quả, góp phần cải thiện đáng kể đời sống cư dân nông thôn và thúc đẩy xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Trong thời gian tới huyện nhân rộng 7 mô hình trồng trọt, 6 mô hình thủy sản, 10 mô hình chăn nuôi và 1 mô hình cơ giới hóa nông nghiệp vào sản xuất.
Related news
Ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) không những nổi tiếng về khai thác hải sâm ở vùng biển Hoàng Sa, mà hiện nay, nhiều người còn kiếm bạc tỷ nhờ nuôi tôm hùm lồng xuất khẩu.
Đến ngày 31/12/2015, các cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam.
Đến cuối tháng 4-2014, nông dân các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Nông Cống (Thanh Hóa)... đã thả 230 triệu con giống tôm sú xuống 3.923 ha ao nuôi, đạt 100% kế hoạch.
Giá tôm thẻ nguyên liệu (dùng chế biến tôm xuất khẩu) giảm liên tục trong thời gian gần đây khiến nhiều người nuôi tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long vội vàng thu hoạch tôm đang nuôi để tránh mất giá.
Mỗi khi lúa vào giai đoạn thu hoạch cũng là “mùa” của người nuôi vịt chạy đồng. Những năm qua, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, người nuôi vịt chạy đồng bao phen “chìm nổi” với nghề.