Lấp Vò (Đồng Tháp) Ủ Chua Cây Bắp Làm Thức Ăn Cho Gia Súc
Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn bò tại địa phương, nhất là vào những tháng mùa nước nổi, Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã thí nghiệm mô hình ủ chua thân cây bắp làm thức ăn cho gia súc ở một số hộ ở ấp An Quới, xã Mỹ An Hưng B.
Theo đó, cây bắp sau khi thu hoạch trái sẽ được chặt ra thành những đoạn 3-5cm, rồi ủ chung với muối, cám gạo trong một túi nilông khoảng 2 đến 3 tháng là có thể lấy ra cho gia súc ăn. Phương pháp ủ chua này giúp cho người chăn nuôi có thể dự trữ thân cây bắp, cỏ xanh được lâu, đảm bảo chất lượng, giải quyết một phần sự thiếu hụt thức ăn cho gia súc vào thời điểm khan hiếm thức ăn.
Theo đánh giá của Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò, phương pháp ủ chua thân cây bắp là phương pháp bảo quản thức ăn tốt và hiệu quả cần nhân rộng trong chăn nuôi để chủ động được nguồn thức ăn cho trâu, bò.
Related news
Nhờ nuôi gà mái đẻ mà có thu nhập bình quân 5 triệu đồng/tháng, 60 triệu/năm là mô hình chăn nuôi gà mái đẻ của gia đình cô Nguyễn Thị Tuyết Sương sống tại thôn Bình An, thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Hươu là con vật dễ nuôi, rất ít dịch bệnh, nguồn thức ăn chủ yếu là phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp nên chi phí ít, hiệu quả kinh tế cao.
Tân Bình là một xã ven biển của huyện Đầm Hà (Quảng Ninh). Xã có khoảng 400ha bãi triều được bà con sử dụng để nuôi tôm, khai thác sá sùng, ốc, ngao... và tận dụng bãi triều để nuôi vịt đẻ trứng.
Tuy chỉ đạt giải khuyến khích tại Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa lần thứ VI nhưng giải pháp cải tiến kỹ thuật ghép mai cảnh và trồng ớt trên trụ được nhiều người quan tâm.
Đến cuối tháng 10, sản lượng chè búp tươi của tỉnh Yên Bái mới chỉ đạt 72 ngàn tấn (bằng 84% kế hoạch năm và giảm 7% so cùng kỳ), chế biến trên 17 ngàn tấn chè thành phẩm. Vậy đâu là nguyên nhân?