1m2 đất ruộng, giá ngang bát phở
Tình trạng bĩ cực của người này đôi khi lại mở ra cơ hội làm ăn mới cho kẻ khác khi có thể tích tụ đất đai để SX hàng hóa quy mô lớn…
Vết dầu loang
Ở nông thôn giờ đây thanh niên trẻ khỏe hầu như không còn ở làng nữa mà đổ vào các nhà máy xí nghiệp hay phụ vữa, chạy chợ loanh quanh.
Làm ruộng chỉ dành cho những ông bà già mắt mờ, tay chân chậm chạp không còn có cơ hội đi được đâu nữa.
Trước đây khi một nhà không có nhu cầu cấy hái liền được người khác vồ vập, săn đón thuê đất. Một sào ruộng được trả sản 40kg thóc/vụ rồi xuống 30kg/vụ, 20kg/vụ và nay thậm chí cho không cộng với nhiều “khuyến mãi” như đóng hộ các loại phí cũng hiếm có ai cấy hộ.
Lao động thiếu, canh tác khó khăn, sâu bệnh nhiều, giá trị hạt thóc rẻ mạt là những lý do để người nông dân dần trở nên chán ngán ruộng đồng.
Theo một thống kê chưa đầy đủ của huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) hiện có 60,5 ha ruộng hoang nằm rải rác trên địa bàn 14 xã như Văn Tố, Minh Đức, Phượng Kỳ, Tây Kỳ, Quang Phục… Diện tích trong thực tế còn nhiều hơn thế nữa.
Nhà dư dả chấp nhận bỏ hoang ruộng đất kiếm nghề khác làm ăn, hộ túng bấn thì bán bớt ruộng đi với giá chỉ vài triệu đồng/sào đến trên chục triệu/sào.
Bán ruộng cứ như một vết dầu, loang dần, loang dần rồi phủ kín nhiều xã trong huyện nhất là tại những diện tích đồng triều trũng, cốt đất chỉ 0,8-1,2m, thường xuyên úng ngập dẫn đến việc cấy lúa bấp bênh.
Lý giải chuyện vì sao mình lại bán ruộng, việc bán ruộng này có ảnh hưởng gì đến công ăn việc làm cũng như thu nhập của gia đình, bà Nguyễn Thị Kết ở xã Văn Tố chia sẻ: "Gia đình tôi có 6,5 sào ruộng trong đó có 1,2 sào ở Triều Rái - một khu đất rất trũng. Việc cấy lúa ở đó gặp nhiều khó khăn do chuột hại, do năng suất thấp nên trừ chi phí nhiều khi còn bị lỗ.
Vì vậy dù đất rẻ tôi cũng bán bởi có để cũng chẳng được việc gì. Số ruộng còn lại vẫn đảm bảo đủ lương thực cho nhà tôi sử dụng cũng như không ảnh hưởng gì đến thu nhập cả".
Cũng một lý do tương tự, nông dân Đặng Văn Nhớn cho hay: "Gia đình tôi có 4 sào ruộng trong đó 1 sào ở khu Triều Rái cấy rất khó khăn, không đem lại hiệu quả gì đáng kể.
Hiện nay cấy 1 sào ruộng nếu được mùa trừ chi phí đi cũng chỉ được 200.000 đ/vụ là cao còn không toàn lỗ. Gia đình tôi có 3 con. Các cháu đều đã có gia đình, đi làm Cty với mức thu nhập hằng tháng 4-5 triệu đồng nên không muốn cấy ruộng.
Với 3 sào đất còn lại, gia đình tôi vẫn đủ ăn và không có nhu cầu cấy thêm ruộng nữa...".
Mở ra cơ hội
Khó khăn của người này lại là cơ hội cho kẻ khác khi họ được thỏa ước mơ tích tụ ruộng đất, làm giàu chính đáng trên đất quê hương.
Anh Nguyễn Hữu Doan ở xã Tân Kỳ trước kia làm nghề hàng xáo cộng với nuôi thêm vài chục con lợn để tăng gia. Nhìn thấy nhiều thửa ruộng ở quê bị bỏ hoang nên anh tiếc của, cuối năm 2012 gom tiền tích tụ được tới 9 ha đất ở khu đồng Triều Bùi.
1/3 trong chỗ đó là mua đứt bán đoạn còn 2/3 là thuê dài hạn với mức trả sản 90kg thóc/sào/năm.
Mức giá 16-20 triệu đồng/sào được coi là khá hời đối với người nông dân bởi khu đất này nằm trong quy hoạch vùng chăn nuôi thủy sản chứ không chỉ đơn thuần để trồng lúa như ở các vùng.
Toàn bộ đất đai được mua theo dạng viết giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất rồi đến UBND xã cộp dấu chứng nhận.
Với 9 ha ao đầm, chỉ riêng năm 2014 anh Doan đã thu được 86 tấn cá thịt, xuất bán được 200.000 cá giống, thực lãi trên 1 tỉ đồng. Tân Kỳ có 125 ha thủy sản trong đó không ít ao đầm được hình thành nhờ việc mua đất, tích tụ tương tự như vậy.
Khác với Tân Kỳ, xã Văn Tố không được quy hoạch thành vùng chăn nuôi thủy sản nên giá ruộng đất ở đây khi bán chỉ rẻ bằng 1/3, 1/4.
Trước tình trạng nông dân trong vùng bỏ ruộng hàng loạt có hai người đã nắm bắt được cơ hội trời cho ấy để tích tụ đất là anh Nguyễn Hữu Phương, Chủ nhiệm HTX Văn Tố và anh Phạm Đức Trung, Chủ nhiệm HTX Phượng Kỳ.
Họ cùng nhau gom được 12 mẫu ruộng trũng nhưng được cái liền vùng liền thửa để hình thành nên mô hình cá lúa. Hiện trạng ruộng vẫn được giữ nguyên chỉ đắp thêm bờ để trồng chuối còn bên dưới ngập nước thì thả cá ở giữa vẫn cấy lúa như thường.
Mục đích của việc cấy lúa phần để lấy bóng mát, lấy thức ăn cho cá phần để đáp ứng yêu cầu của quy hoạch không được chuyển hẳn sang nuôi trồng thủy sản mà chỉ là kết hợp.
Related news
Mỗi ngày có hàng chục xe tải, xe ba gác tự chế chất hàng cao ngút qua lại cửa khẩu An Giang chạy thẳng về các tỉnh Tà Keo, Compong Spư, thủ đô Phnom Penh (Campuchia). Trung bình mỗi ngày có cả trăm tấn hàng nông sản được thương lái vận chuyển sang biên giới.
Hiện tại, giá gạo XK của Việt Nam cũng đã giảm xuống khá thấp: gạo 5% tấm còn 350-360 USD/tấn, gạo 25% tấm 325-335 USD/tấn, gạo thơm Jasmine 445-455 USD/tấn, tấm 305-315 USD/tấn.
Theo đó diện tích giao khoán rừng 80.061ha/245 nhóm hộ/3.862 hộ. Đơn vị thực hiện giao khoán rừng gồm có các ban quản lý rừng phòng hộ: Đăk Mi, Sông Tranh, Bắc Sông Bung, Nam Sông Bung; Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, Vườn Quốc gia Bạch Mã và các Hạt kiểm lâm: Bắc Trà My, Đại Lộc.
Sau khi Tỷ "đường" (Vi Ngươn Thạnh) trùm kinh doanh đường cát lậu tại TP Châu Đốc, tỉnh An Giang bị công an bắt giữ, triệt phá đường dây nhập lậu đường cát từ Thái Lan qua Campuchia vào Việt Nam nhiều năm qua; đồng thời lực lượng chống buôn lậu ở các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL tăng cường tuần tra kiểm soát, các Cty mía đường ở ĐBSCL cho biết giá đường trong khu vực có dấu hiệu tăng giá nhẹ.
Nhận thấy thị hiếu ngày càng cao của người dân, cùng với hiệu quả kinh tế mang lại, người dân Đắc Sở đã chuyển đổi sang trồng cây phật thủ. Hiện nay, gần 80% hộ dân của xã đều trồng loại cây “hái ra tiền” này. Một sào đất có thể trồng được từ 20 – 25 cây, trồng thẳng hàng.