Trung Quốc phá giá nhân dân tệ thị trường phân bón nội địa Việt Nam hưởng lợi

Theo báo cáo của Bộ Công Thương tháng 8 năm 2015, ước sản lượng phân đạm urê đạt 150,3 nghìn tấn, giảm 20,4% so với cùng kỳ năm 2014; phân NPK khoảng 208,3 nghìn tấn, tăng 6,9% so cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có sản lượng phân urê ước đạt 41,7 nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ, sản lượng phân NPK ước đạt 141,3 nghìn tấn, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2014.
8 tháng đầu năm 2015, ước sản lượng phân đạm urê đạt 1.431,3 nghìn tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2014; phân NPK khoảng 1.675,4 nghìn tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có sản lượng phân urê 8 tháng đầu năm ước đạt 375,3 nghìn tấn, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2014, sản lượng phân NPK ước đạt 1.185,3 nghìn tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Nhập khẩu phân bón 8 tháng đầu năm 2015 tăng 15,7% về số lượng và tăng 14,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.
Trong tháng, các nhà máy sản xuất đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc đều tạm ngừng hoạt động một thời gian để bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, do có sự chủ động trong sản xuất và tích trữ của các doanh nghiệp phân bón trong nước nên không có tình trạng khan hàng; tiêu thụ phân bón trong nước giảm chủ yếu do không phải mùa vụ chăm bón cho cây trồng nên sức mua yếu; giá các loại phân bón giảm nhẹ.
Trước việc Trung Quốc điều chỉnh giảm giá đồng Nhân dân tệ để thúc đẩy cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường Thế giới; Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã nới biên độ tỷ giá ngoại tệ lên +/- 3% và tăng tỷ giá thêm 1%, tương đương với việc tăng giá hàng tối đa thêm khoảng 5% là một khó khăn, thách thức đối với các nhà nhập khẩu nói chung và những nhà nhập khẩu phân bón nói riêng.
Với diễn biến của thị trường phân bón hiện nay, các nhà sản xuất phân bón nội địa tại Việt Nam đang có lợi thế, nhất là nhà máy sản xuất Urê và DAP.
Bộ Công Thương cho biết thị trường phân bón trong thời gian tới sẽ xác lập một mặt bằng giá mới với xu hướng thuận lợi cho các nhà sản xuất phân bón nội địa.
Related news

Hiện giá gà ta bán ra thị trường khoảng 66 ngàn đồng/kg với gà trống, 76 ngàn đồng/kg gà mái, tăng 6 ngàn đồng/kg. Với giá này, người chăn nuôi đạt lợi nhuận thấp. Riêng giá con giống gà ta lại tăng đột biến, dao động từ 16 - 18,5 ngàn đồng/con, tăng gần 10 ngàn đồng/con so với thời điểm đầu năm. Gà giống “sốt” giá do nhu cầu nuôi gà ta phục vụ thị trường cuối năm tăng cao.

Để tận dụng mặt nước các hồ chứa nhỏ phát triển kinh tế, đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt, phát triển nuôi cá nước ngọt theo hướng bền vững, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm huyện Đại Lộc triển khai mô hình nuôi cá lăng nha bằng lồng trên hồ Trà Cân, xã Đại Hiệp.

Cuối năm 2013, trên địa bàn thành phố Hòa Bình chỉ còn 78 lồng cá, trong đó trên 50% là bỏ không nhưng đến tháng 9/2014, toàn thành phố có 137 lồng cá (tăng 76%) và hiện có trên 70% số lồng đang nuôi cá. Phương pháp nuôi thả phù hợp, an ninh trật tự đảm bảo, đầu ra ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao chính là lí do khiến cho nghề nuôi cá lồng trên địa bàn thành phố Hòa Bình đang dần “sống lại”.

Tại Hợp tác xã đóng tàu Song Thủy, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, chiếc tàu cá KH 03132 của ngư dân Nguyễn Thanh Hải đang được các công nhân bọc composite.

Cá rô phi đã được đưa vào nuôi theo hướng thâm canh từ năm 2003 trở lại đây, tuy nhiên đến năm 2013 lần đầu tiên sản phẩm cá rô phi của Công ty XNK thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với sản lượng hơn 400 tấn, năm 2014 dự kiến xuất khẩu khoảng trên 2.000 tấn cá rô phi.