Làm Giàu Từ Nuôi Lươn Trong Chum

Trải qua 4 năm học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, anh Nguyễn Trung Thành ở khu phố 1, phường Long Thủy (TX. Phước Long, tỉnh Bình Phước) đã thành công với mô hình “nuôi lươn thương phẩm trong chum” thu lợi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lươn sống ở mương, lạch, nơi đầm lầy, ruộng lúa. Lươn không chỉ là món ăn đặc sản giàu dinh dưỡng mà theo các thầy thuốc đông y, còn là vị thuốc có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lỵ, đau nhức xương sống, phong thấp... Vì vậy, lươn trở thành loại thực phẩm có giá trị cao.
Anh Thành cho biết: “Nhu cầu tiêu thụ lươn ở các chợ tại thị xã Phước Long rất lớn và nguồn lươn phải nhập từ các tỉnh lân cận với giá cao. Sau khi tìm hiểu thị trường và tham khảo các tài liệu, tôi nhận thấy nuôi lươn trong chum rất phù hợp với điều kiện của gia đình”.
Năm 2008, anh Thành thử nghiệm nuôi lươn trong 5 chum, mỗi chum có đường kính 1m, cao 80cm. Trong mỗi chum anh Thành thả 1kg lươn giống có giá 400 ngàn đồng. Thức ăn chủ yếu của lươn là da bò, cám cá, thịt phế phẩm. Ban đầu, chưa chọn được giống tốt nên lươn chậm phát triển, lợi nhuận không nhiều.
Đầu năm 2012, anh đã thành công với giống lươn đã thuần chủng. 10 chum được thả 10kg lươn, sau 5 tháng lươn đạt trọng lượng 500g/con, giá bán 120 ngàn đồng/kg, trừ chi phí đầu tư anh thu về hơn 9 triệu đồng. Tháng 8-2012, mô hình của anh đã đoạt giải nhì hội thi “Tuổi trẻ tiến quân khoa học”. UBND tỉnh đã phê duyệt dự án “nuôi lươn thương phẩm trong chum” và đầu tư gần 100 triệu đồng cho dự án do anh Thành làm chủ nhiệm.
Năm 2013, anh Thành xây 3 hồ lươn có thể tích 18m3, mua thêm 30 chum và thả 50kg lươn giống. Sau 5 tháng, lươn được bán với giá 140 ngàn đồng/kg và thu về hơn 100 triệu đồng. Anh Thành cho biết, lươn ưa nước sạch nên phải thay nước hàng ngày.
Từ mô hình nuôi lươn của anh Thành, Hội Nông dân thị xã Phước Long đã nhân rộng ra các phường. Hội đã hỗ trợ 300 triệu đồng cho 10 hộ ở phường Long Phước và thành lập liên kết tổ hợp tác sản xuất giữa các hộ. Trong đó, gia đình ông Vũ Ngọc Triết ở khu phố Long Điền 1, phường Long Phước đã thành công. Ông Triết chia sẻ: “Sau 5 tháng nuôi, lươn của tôi tiêu thụ tại chợ Phước Bình (TX. Phước Long) với giá 150 ngàn đồng/kg. Trừ chi phí đầu tư tôi thu hơn 30 triệu đồng. Lươn là loại ăn tạp nên nguồn thức ăn rất phong phú và đảm bảo nước thay hàng ngày thì phát triển rất nhanh”.
Ông Đoàn Ngọc Lâm, Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Phước Long cho biết: “Để mô hình nuôi lươn phát triển vững chắc tại thị xã Phước Long cần tạo được liên kết giữa các hộ nuôi lươn vào một hợp tác xã. Khi đó, lươn cung cấp ra thị trường sẽ ổn định và người nuôi chủ động hơn về con giống”.
Related news

Để tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, theo TS Phùng Đức Tiến- Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi quốc gia, Nhà nước cần tập trung vào 8 nhóm giải pháp sau:

Cây lê Tai nung Đài Loan là một trong những cây ăn quả được huyện đưa vào trồng khảo nghiệm trong 6 năm qua, đến nay đã cho những kết quả tích cực. Những thành công đó mở ra hướng phát triển cây ăn quả mới trên đất vùng cao Bắc Hà.

Tại phiên bế mạc vào chiều ngày 12/7, kỳ họp lần thức 4, khóa VIII, HĐND tỉnh Quảng Nam đã quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Nam với nguồn vốn ban đầu là 5 tỷ đồng từ ngân sách địa phương. Các năm tiếp theo, quỹ sẽ được bổ sung 1 tỷ đồng/năm.

Sau thời gian ồ ạt đào ao ươm cá tra giống chạy theo lợi nhuận thì hiện bà con nông dân lại tính chuyện lấp ao do giá cá giảm nhanh trong khi giá thức ăn lại tăng cao.

Là huyện miền núi, diện mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tuy không lớn với hơn 120 ha, nhưng nhiều năm nay, người dân huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã biết khai thác lợi thế này để ổn định cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo.