Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Ngừ Đánh Bắt Trong Nước Không Thể Xuất Khẩu

Cá Ngừ Đánh Bắt Trong Nước Không Thể Xuất Khẩu
Publish date: Thursday. April 3rd, 2014

Một lượng lớn cá ngừ đại dương của ngư dân không xuất khẩu được, trong khi đó các doanh nghiệp lại phải nhập khẩu cá ngừ đại dương từ các nước khác để tái xuất.

Mỗi kg cá ngừ đại dương, giá có thể là 140.000 đồng nhưng cũng có thể chỉ là 80.000 đồng, tùy thuộc chất lượng cá đạt loại 1 hay loại 2. Điều đáng nói, một lượng lớn cá ngừ của ngư dân bị xếp loại 2. Lỗ chi phí chuyến biển mặc dù có sản lượng là nghịch lý trải dài ở nhiều làng câu cá ngừ đại dương.

Theo Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam, chỉ có 10% trong tổng số sản lượng 15.000 tấn cá ngừ đại dương mà ngư dân khai thác đủ tiêu chuẩn xuất khẩu nguyên con sang thị trường Nhật Bản. Trong khi đó, nếu xuất khẩu nguyên con thì giá bán cá ngừ mới cao, còn các dạng khác, giá chỉ bằng một nửa, một phần ba hoặc thấp hơn.

3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, nơi đang có đội tàu 1.800 chiếc câu cá ngừ đại dương, cung cấp chính sản lượng cá ngừ cho xuất khẩu. Không ít nhà máy chế biến cá ngừ tại khu vực này, dù ở giữa vựa nguyên liệu, vẫn phải nhập khẩu cá ngừ về chế biến, sau đó tái xuất. Ước tính, mỗi năm, các doanh nghiệp phải nhập khẩu đến 10.000 tấn cá ngừ đại dương. Đây là sự lãng phí tài nguyên và làm giảm sút năng lực cạnh tranh nghề khai thác, chế biến cá ngừ.

Bài toán lãng phí cá ngừ đại dương xét cho cùng vẫn là bài toán làm sao nâng chất lượng cá. Đây không phải là câu chuyện mới, cả nhà quản lý, nhà khoa học đã vào cuộc, song cho đến lúc này, tạo sự thay đổi cho chất lượng cá ngừ vẫn chỉ mới là đề tài trong các cuộc hội thảo.


Related news

Bơm Nước Vào Bò Trước Khi Giết Mổ Kiểu Làm Ăn Gian Dối Mới Bơm Nước Vào Bò Trước Khi Giết Mổ Kiểu Làm Ăn Gian Dối Mới

Mỗi con bò trước khi giết mổ được chủ cơ sở bơm nước cưỡng bức vào bụng sẽ thu lợi thêm khoảng 2-3 triệu đồng. Đây không chỉ là hành vi gian lận mà nguy hại hơn, chất lượng thịt giảm đáng kể do nước bơm vào đều bị ô nhiễm.

Thursday. September 19th, 2013
Thấy Gì Khi Nông Dân Lấp Ao Ương Cá Tra Giống Để Trồng Lúa Thấy Gì Khi Nông Dân Lấp Ao Ương Cá Tra Giống Để Trồng Lúa

Chị Ba, cư ngụ tại ấp II (Thạnh Lộc, Cai Lậy, Tiền Giang) thở dài, nói: “Sau một thời gian suy nghĩ, đắn đo lợi hại, cuối cùng tôi đã phải đứt ruột bỏ ra 20 triệu đồng thuê cơ giới san lấp 4.000 m2 (4 công đất) ao ương cá tra giống để tái trồng lúa trong vụ đông xuân 2013 - 2014 tới”.

Friday. September 20th, 2013
Mưa Lũ Gây Thiệt Hại Cho Người Nuôi Tôm Mưa Lũ Gây Thiệt Hại Cho Người Nuôi Tôm

Chiều 18.9, ông Nguyễn Thế Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn (Bình Định), cho biết: Mưa lớn kéo dài suốt 5 ngày qua kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn khiến nhiều diện tích hồ tôm nuôi của 15 hộ dân tại thôn Công Lương bị vỡ bờ bao và ngập úng nặng. Qua thống kê, hiện có 15 hồ nuôi với diện tích 4,5 ha trên địa bàn chịu ảnh hưởng, ước tính thiệt hại gần 3 tỉ đồng.

Friday. September 20th, 2013
Làm Giàu Nhờ Chăn Nuôi Và Ấp Nở Gia Cầm Làm Giàu Nhờ Chăn Nuôi Và Ấp Nở Gia Cầm

Đó là anh Bùi Sĩ Ngọc ở thôn Văn Quang, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước (Bình Định). Cơ sở của anh chuyên ấp nở vịt xiêm và gà ta, với quy mô 2 lò ấp theo chu kỳ 5 ngày ấp nở được 1 lứa, sản xuất ra 5.000 con giống.

Friday. September 20th, 2013
Nỗi Buồn Con Cá Tra Đâu Rồi Thời Hoàng Kim? Nỗi Buồn Con Cá Tra Đâu Rồi Thời Hoàng Kim?

Mấy ngày qua, tình hình giá cá tra chẳng mấy khả quan khi chỉ khoảng 20.000 đồng/kg dưới giá thành sản xuất từ 4.000-5.000 đồng/kg, trong khi vật giá đều nằm ở mức cao, khiến ngư dân “oằn lưng” chịu lỗ. Hàng loạt ao hầm tiếp tục bị “treo”, do người nuôi không còn vốn để tái đầu tư. Nhiều hộ, phải “nhường sân” cho doanh nghiệp hoặc các đại gia thuê nuôi cá tra.

Saturday. September 21st, 2013