Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu từ mô hình trồng mít Changai

Làm giàu từ mô hình trồng mít Changai
Publish date: Wednesday. September 23rd, 2015

Trước những khó khăn trong việc chọn lựa hướng đi, nông dân Lê Văn Sanh (ấp Bưng Lớn B, xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) đã trăn trở, cuối cùng ông quyết định lựa chọn và thành công với mô hình trồng mít Changai.

Ông Lê Văn Sanh cũng chính là người đầu tiên của huyện đã đưa cây mít Changai về trồng trên vùng đất Tam Ngãi. Bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Nông dân Lê Văn Sanh với giống mít Changai đang được thu hoạch

Được biết cuối năm 2012, nông dân Lê Văn Sanh đã mạnh dạn qua tận Tiền Giang để tìm hiểu về mô hình trồng mít. Được sự hỗ trợ về kỹ thuật và liên kết trong việc đầu ra cho sản phẩm, mô hình trồng mít Changai được nông dân Lê Văn Sanh đưa về trồng trên diện tích 01ha đất vườn với 1.500 cây mít Changai.

Sau 18 tháng trồng, mít bắt đầu cho trái chiếng; Trong vụ trái đợt I (cuối năm 2014) ông Lê Văn Sanh đã thu hoạch trên 30 tấn trái, với giá thu mua của lái tại vườn bình quân 12.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông thu nhập trên 300 triệu đồng.

Ông Lê Văn Sanh cho biết: trồng mít Changai tuy khó nhưng lại dễ, rất phù hợp cho vùng đất của Tam Ngãi nói riêng và trong huyện Cầu Kè nói chung. Tuy nhiên nguồn giống phải đảm bảo chất lượng và đúng với giống mít Changai (giống Thái Lan). Khi đó chất lượng của mít mới đảm bảo, như: múi mít khi chín khô, không bị tươm mật.

Độ dày cơm của múi mít, sơ mít vẫn ăn được. Thương lái sau khi thu mua sẽ đóng thùng, vận chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang và Hà Nội.

Trong kỹ thuật trồng mít Changai, nhà vườn thường gặp phải đối tượng gây hại là sâu đục trái và nền đất trồng phải tránh bị úng, đảm bảo tốt việc thoát nước trong mùa mưa. Mật độ trồng thường dao động 120 - 130 gốc/1.000m2. Trong quá trình để trái cần chú ý đến hiệu quả (yêu cầu của thương lái).

Nếu trọng lượng mít dưới 07kg/trái sẽ rơi vào hàng dạt (giá chỉ 2.000 - 3.000 đồng/kg), vì vậy giai đoạn mít cho trái chiếng nên để 01 trái/cây (trái mọc từ thân), khi đó trọng lượng của mít có thể đạt 12 - 15kg/trái.

Giai đoạn mít từ 03 năm tuổi trở đi, tùy vào thể trạng của từng cây, nên để 02 - 03 trái, nếu cây được chăm sóc tốt, đủ dinh dưỡng, trọng lượng trái có thể đạt 20 - 25kg.

Cũng theo nông dân Lê Văn Sanh, giá cây giống mít Changai hiện nay đang có xu hướng tăng cao, do nhu cầu “ăn hàng” về mít trái tăng mạnh, nên nguồn cung cấp giống ở các tỉnh đang thiếu. Trước đây giá cây giống khoảng 12.000 đồng/cây, đầu năm 2015 tăng lên 18.000 đồng/cây, và nhiều nhà vườn gặp phải cảnh “treo đầu dê”, sau khi thu hoạch mới phát hiện không phải là giống mít Changai của Thái, nên các thương lái không thu mua, gây thiệt hại lớn cho nhà vườn.

Từ mô hình trồng mít Changai của nông dân Lê Văn Sanh đã giúp cho gần 15 hộ trong ấp Bưng Lớn B, xã Tam Ngãi áp dụng thực hiện thành công, góp phần chia sẻ kinh nghiệm, cách làm giàu đến với mỗi người. Theo ông Huỳnh Võ Trường An, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tam Ngãi:

Mô hình trồng mít Changai đã tạo được hướng đi cho nhiều hội viên nông dân, ngoài hiệu quả kinh tế.

Đây là cây trồng mới nên cũng cần được ngành chuyên môn định hướng trong việc phát triển. Hiện toàn xã có trên 20 hộ chuyển đổi đất vườn kém hiệu quả để trồng mít Changai (500 - 700 gốc mít/hộ), với tổng diện tích khoảng10ha.

Tuy giá thu mua mít trái là khá cao, nhưng đối với trái mít bị bệnh múi đen (hiện tượng múi, xơ mít có màu đen) giá trị giảm chỉ còn 1.500 - 2.000 đồng/kg, khi đó nhà vườn thiệt hại rất lớn.


Related news

Cần Cù, Chịu Khó Là Chìa Khoá Thành Công Cần Cù, Chịu Khó Là Chìa Khoá Thành Công

Ba năm liền, vợ chồng anh Huỳnh Văn Đặng, chị Phạm Thị Xuân (ngụ tổ 5, ấp Thanh An, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên) được bình chọn là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nhận được nhiều giấy khen, bằng khen. Nếu thoạt nhìn cơ ngơi bề thế như bây giờ, nhiều người sẽ không tin được gia đình anh Đặng, chị Xuân đã phải nếm trải những ngày tháng hết sức gian nan, cơ cực.

Saturday. July 27th, 2013
Tăng Cường Các Biện Pháp Diệt Rệp Sáp Bột Hồng Tăng Cường Các Biện Pháp Diệt Rệp Sáp Bột Hồng

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, tính đến đầu tháng 7.2013, toàn tỉnh có 1.142,6ha/29.572ha mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng. Trong đó, phân theo mức độ hại như sau: 694,7ha nhiễm dưới 30%; 345ha nhiễm 30-70%; 102,9ha nhiễm trên 70%. Diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng còn lại trên đồng là 1.095,6ha, trong đó có 648,7ha nhiễm dưới 30%; 344ha nhiễm 30-70%, 102,9ha nhiễm trên 70%.

Saturday. July 27th, 2013
Người Nuôi Cá Chẽm Lao Đao Vì Bí Đầu Ra Người Nuôi Cá Chẽm Lao Đao Vì Bí Đầu Ra

Chỉ tính riêng số tiền mua thức ăn cho cá chẽm đã lớn nhưng chưa có người mua đã tốn của 100 hộ nuôi ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh số tiền khoảng 250 triệu đồng/ngày. Và không một ai biết được đến bao giờ mới bán được số cá nuôi trên.

Saturday. July 27th, 2013
Hiệu Quả Từ Các Mô Hình Kinh Tế Trang Trại Hiệu Quả Từ Các Mô Hình Kinh Tế Trang Trại

Năm 2012 Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ triển khai mô hình trang trại vườn-ao-chuồng-rừng (VACR) tại hai xã Ba Tiêu và Ba Vinh. Mô hình này đã giúp hộ gia đình biết quản lý, sử dụng tiềm năng sẵn có tại địa phương, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Saturday. July 27th, 2013
Đói vốn đóng tàu vỏ sắt Đói vốn đóng tàu vỏ sắt

Cty CP Dịch vụ kỹ thuật hậu cần nghề cá Biển Đông đang lập đề án vay vốn 776 tỷ đồng để đóng mới 33 tàu vỏ sắt.

Wednesday. July 8th, 2015