Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Hóa Liên Kết Theo Chuỗi Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Còn Nhiều Khó Khăn

Thanh Hóa Liên Kết Theo Chuỗi Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Còn Nhiều Khó Khăn
Publish date: Thursday. December 18th, 2014

Liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng đang là yêu cầu cần thiết để bảo đảm cung ứng ra thị trường sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chú trọng đẩy mạnh phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

Bài học từ nuôi ngao

Nuôi ngao đã từng mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều hộ dân ở các địa phương ven biển. Song, nó cũng là nguyên nhân làm cho nhiều hộ dân lâm vào cảnh nợ nần. Toàn tỉnh Thanh Hóa có 1.300 ha nuôi ngao, sản lượng đạt khoảng 13.000 tấn ngao thương phẩm/năm.

Diện tích nuôi ngao chủ yếu tập trung ở các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia... Những năm trước, khi con ngao đang có giá trị kinh tế cao, người dân ở các vùng triều ven biển đua nhau nuôi ngao, thậm chí còn lấn chiếm hành lang an toàn đê chắn sóng để cải tạo làm đồng nuôi.

Nhưng đến giữa năm 2013, khi đang hứa hẹn một mùa ngao bội thu thì giá ngao từ 25.000 đồng/kg giảm xuống còn 12 - 13.000 đồng/kg nhưng vẫn không có người mua. Ngao đến kỳ thu hoạch không bán được cộng với thời tiết khắc nghiệt khiến ngao chết hàng loạt. Nguyên nhân dẫn đến giá ngao thương phẩm đột ngột giảm mạnh là do thị trường Trung Quốc tiêu thụ được 50% sản lượng rồi không tiêu thụ nữa.

Cần có sự gắn kết giữa người dân với doanh nghiệp

Hiện nay, toàn tỉnh có 10.350 ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt, sản lượng đạt 24.100 tấn/năm, tăng trưởng bình quân 6,7%/năm. Diện tích nuôi nước mặn, lợ là 7.700 ha; nhờ đầu tư thâm canh, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, sản lượng đạt 15.900 tấn/năm.

Chủ yếu là hình thức nuôi quảng canh cải tiến, từng bước phát triển nuôi bán thâm canh, nuôi chuyên và trang trại tổng hợp, gắn nuôi trồng thủy sản với trồng trọt, chăn nuôi. Thời gian qua, các địa phương đã chủ động xác định đối tượng nuôi trồng chủ lực dựa trên điều kiện của từng địa bàn.

Nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản đã mang lại hiệu quả kinh tế và được nhân rộng, như: nuôi cá lóc thâm canh trong bể xi-măng, cá rô phi, tôm sú, tôm chân trắng, cua xanh... ở các huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Nga Sơn và thị xã Sầm Sơn. Tuy nhiên, hiện nay người dân nuôi trồng thủy sản phần lớn là tự tìm đầu ra cho sản phẩm.

HTX nuôi trồng thủy sản xã Hoằng Phong (Hoằng Hóa) là một trong những địa chỉ hiếm hoi trong liên kết với người nông dân trong lĩnh vực thủy sản. Nhưng do nguồn vốn hạn hẹp, HTX cũng chỉ cung ứng nguồn giống đã được kiểm soát dịch bệnh từ những trung tâm sản xuất giống có uy tín trong và ngoài tỉnh cho xã viên. Ông Trương Văn Miên, chủ nhiệm HTX nuôi trồng thủy sản xã Hoằng Phong, cho biết: HTX đã đi vào hoạt động được gần 5 năm, thu hút 70 xã viên/105 hộ nuôi trồng thủy sản của xã.

Mặc dù đi vào hoạt động đã lâu nhưng HTX cũng chỉ cung cấp con giống, các chế phẩm sinh học để xử lý đầm nuôi, các loại thức ăn, tư vấn về kỹ thuật cải tạo đầm nuôi, dịch vụ cung cấp thoát nước cho các đồng nuôi. Xã viên tham gia được HTX tổ chức đi tham quan các mô hình nuôi trồng có hiệu quả kinh tế ở trong và ngoài tỉnh. Hỗ trợ một phần kinh phí khi xã viên gặp rủi ro trong quá trình nuôi trồng thủy sản.

Hiện, trên địa bàn tỉnh chỉ có Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa liên kết với nông dân các huyện Nông Cống, Nga Sơn, Triệu Sơn... nuôi 15 ha cá rô phi đơn tính, sản lượng đạt 400 tấn và toàn bộ sản phẩm đã được xuất khẩu.

Năm 2014, công ty mở rộng đầu tư nuôi thâm canh 25 ha và 380 ha nuôi quảng canh trên các hồ thủy lợi, ước tính sản lượng đạt hơn 2.000 tấn. Theo đó, chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng đối với sản phẩm cá rô phi đơn tính được thực hiện theo tiêu chuẩn của quy trình VietGAP từ khâu sản xuất, cung ứng giống, nuôi thương phẩm đến thu mua, sơ chế và tiêu thụ.

Ông Cao Thanh Thọ, trưởng phòng nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Hiện nay, vấn đề liên kết theo chuỗi giá trị trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện được nhiều. Vì thực trạng nuôi trồng thủy sản ở các địa phương trong tỉnh vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, kể cả đối tượng nuôi nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Để thực hiện chuỗi liên kết giá trị trong nuôi trồng thủy sản cần phải có chính sách phát triển đối với doanh nghiệp và người nông dân hoạt động trong lĩnh vực này.

Nguồn bài viết: http://baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n132857/Lien-ket-theo-chuoi-trong-nuoi-trong-thuy-san-con-nhieu-kho-khan


Related news

Chăn Nuôi Gà Dưới Tán Cao Su Chăn Nuôi Gà Dưới Tán Cao Su

Thời gian qua, giá cao su giảm mạnh khiến nhiều người trồng cao su lo lắng, thì gia đình anh Trần Văn Hùng, thôn Lạc Sơn, xã Gio Sơn (huyện Gio Linh,Quảng Trị) vẫn có nguồn thu nhập ổn định nhờ biết tận dụng bóng mát lô cao su để chăn nuôi gà ta thả vườn.

Monday. January 19th, 2015
Gà Đông Tảo Không Đủ Bán Gà Đông Tảo Không Đủ Bán

Gà Đông Tảo là thương hiệu đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên, có đặc điểm nổi bật là cặp chân to, xấu xí, thô ráp nhưng thịt giòn và thơm ngon. Chân gà càng to thì càng hiếm, giá càng cao. Giống gà Đông Tảo rất khó nuôi nên giá luôn ở mức cao, nhất là trong dịp tết.

Monday. January 19th, 2015
Nuôi Nhím, Lãi 50 - 60 Triệu Đồng Nuôi Nhím, Lãi 50 - 60 Triệu Đồng

Ông Năm Nhãn thiết kế nền chuồng bằng xi măng, chung quanh được xây tường cao 1,5 m, trong chuồng được chia thành nhiều ô, mỗi ô có diện tích 1,5 m2, vách ngăn các ô được làm bằng lưới sắt. Nhím là loại ăn tạp nên không kén thức ăn, chủ yếu ăn rau, củ, quả và các sản phẩm nông nghiệp như: cám, gạo, bắp, khoai lang...

Monday. January 19th, 2015
Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Ngành Chăn Nuôi Bò Sữa Cần Giải Pháp Căn Cơ, Lâu Dài Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Ngành Chăn Nuôi Bò Sữa Cần Giải Pháp Căn Cơ, Lâu Dài

Ngày 16/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên đã chủ trì cuộc họp với UBND huyện Đơn Dương, đại diện Cty sữa Đà Lạt Milk (nay là TH true Milk) nhằm kiểm tra, đánh giá và tìm biện pháp tháo gỡ những khó khăn mà ngành chăn nuôi bò sữa Lâm Đồng đang gặp phải trong thời gian gần đây.

Monday. January 19th, 2015
Khá Giả Nhờ… Nuôi Vịt Đẻ Khá Giả Nhờ… Nuôi Vịt Đẻ

Trước đây, kinh tế của gia đình chị Nguyễn Thị Hà (SN 1980) ở buôn Tung 1, xã Buôn Triết (huyện Lak, tỉnh Dak Lak) chỉ trông chờ vào mấy sào lúa nước, nhưng hằng năm thường bị hạn hán, lũ lụt nên năng suất bấp bênh, khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Monday. January 19th, 2015