Làm giàu từ mô hình nuôi cá truyền thống
Về xã Thái Thành hỏi thăm khu vực chuyển đổi của gia đình anh Phạm Trọng Ruân người dân ở đây ai cũng biết. Nhờ tinh thần ham học hỏi, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, hiện nay anh đã là chủ một khu nuôi thủy sản rộng lớn và là tấm gương tiêu biểu về phát triển kinh tế của địa phương. Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, anh còn tạo việc làm cho gần 10 lao động trong xã với thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Đầu năm 2004, khi UBND xã có chủ trương khuyến khích, vận động bà con nhân dân chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng các mô hình chăn nuôi tổng hợp, anh Ruân đã bàn bạc với gia đình đấu thầu hơn 1ha đất để xây dựng mô hình kinh tế mới, kết hợp giữa nuôi cá truyền thống và chăn nuôi gia cầm.
Lúc bấy giờ, nhiều người trong xã cho rằng gia đình anh quá “liều” khi bỏ ra hàng chục triệu đồng đổ xuống khu đất mà bao lâu nay có cho cũng không ai dám làm. Nhưng với niềm tin và sự ủng hộ của người thân, sự giúp đỡ của bạn bè, anh bắt tay vào cải tạo khu đất thành khu chăn nuôi khang trang, sạch sẽ.
Những năm đầu mới bắt tay vào làm, do thiếu vốn và không nắm được nhu cầu của thị trường cũng như kỹ thuật chăn nuôi nên gia đình anh gặp không ít khó khăn. Để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm chăn nuôi, anh thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; tích cực tham quan, học tập và chia sẻ kinh nghiệm với chủ các mô hình chăn nuôi có hiệu quả. Đến nay, anh đã đấu thầu và cải tạo được hơn 6ha đất cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi các loại cá có hiệu quả kinh tế cao như trắm đen, cá chép, cá vược...
Ngoài ra, anh còn duy trì nuôi thường xuyên từ 2.000 - 3.000 con vịt đẻ. Hiện nay, từ mô hình nuôi cá truyền thống kết hợp với nuôi gia cầm, mỗi năm gia đình anh thu lãi trên 200 triệu đồng.
Theo anh Ruân, nuôi cá không khó nhưng cũng không dễ, khi thời tiết thay đổi cá dễ nhiễm bệnh. Ngoài thức ăn được xem là quan trọng thì vấn đề ao hồ cũng cần được quan tâm hàng đầu, nếu môi trường nuôi không bảo đảm sạch sẽ thì dễ gây bệnh cho cá.
Một số bệnh hay gặp là trùng bánh xe, sán lá đơn chủ, bệnh gẻ hay còn gọi là hội chứng lở loét. Nguyên nhân để xảy ra các loại bệnh trên là do việc vệ sinh nguồn nước không bảo đảm sạch sẽ. Để phòng chống những bệnh này cần vệ sinh ao nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật, bảo đảm nguồn nước sạch, cho cá ăn đủ thức ăn với hàm lượng dinh dưỡng cao, cá khỏe sẽ có sức đề kháng tốt...
Ông Nguyễn Văn Tục, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thái Thành cho biết: Đến nay, UBND xã đã vận động được 15 hộ tham gia chuyển đổi trên 20ha đất bãi, đất cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng các mô hình chăn nuôi tổng hợp. Bằng quyết tâm, nghị lực và sự cần cù, sáng tạo trong sản xuất, gia đình anh Ruân đã xây dựng được mô hình chăn nuôi tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao. Với những thành tích đạt được trong phát triển kinh tế, anh xứng đáng để bà con trong xã học tập, làm theo.
Related news
Nhằm hướng dẫn nông dân thay đổi đối tượng nuôi mới, mạnh dạn đầu tư thức ăn công nghiệp, thay đổi quy mô cũng như tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian nuôi, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Trị (KNKN) đã triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Trong 3 ngày (từ 19 - 21/8/2012), Tại hội trường Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu đã phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức lớp tập huấn về “Kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học”. Có 30 học viên là những hộ chăn nuôi vịt ở xã Phong Thạnh Đông, huyện Giá Rai dự học.
100 gram có giá đến 3 triệu đồng, nên yến sào được mệnh danh như “vàng trắng”. Nuôi yến mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, nhưng không phải ai cũng thành công. Có người đầu tư cả tỷ bạc, nhưng đành trắng tay khi loài chim “khó tính” này không chịu đến ở.
Thực hiện Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học tại tỉnh Bạc Liêu (Dự án GIZ). Ngày 23/8/2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (TTKN-KN) phối hợp cùng Ban quản lý Dự án GIZ tổ chức khai giảng 2 lớp tập huấn “Kỹ thuật canh tác giống lúa chịu mặn theo hướng VietGAP” tại vùng tôm - lúa của 2 xã Phong Thạnh và Phong Thạnh A, huyện Giá Rai.
Vịt thích hợp với nhiều phương thức nuôi khác nhau, có thể nuôi trên khô không cần nước bơi lội (nhốt trong chuồng, nuôi trên vườn cây), nuôi nhốt kết hợp với nuôi cá (cá - vịt) hoặc nuôi thả đồng có khoanh vùng kiểm soát. Là giống vịt chuyên trứng có năng suất cao nhất so với các giống vịt hiện có của Việt Nam.