Rau VietGAP Thuận Nghĩa (Bình Định)

Rau VietGAP Thuận Nghĩa xuất hiện trên thị trường tỉnh Bình Định từ năm 2011. Đây là sản phẩm của 3 nhóm nông dân cùng sở thích sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở khối Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn).
Hiện có 65 nông hộ của 3 nhóm nông dân cùng sở thích tham gia sản xuất 10 loại rau xanh khác nhau theo tiêu chuẩn VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices- Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm cây trồng của Việt Nam) trên diện tích 4 ha để cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Ông Quách Văn Cầu, Chủ nhiệm HTXNN Thuận Nghĩa, cho biết: Các nông hộ đã áp dụng tốt quy trình đầu tư, sản xuất và sơ chế rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường...
Nhờ vậy, sản phẩm rau VietGAP Thuận Nghĩa đã được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng II thuộc Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Hiện bình quân mỗi ngày, 65 nông hộ sản xuất khoảng 1 tấn rau. HTX đã thu mua, sơ chế, đóng gói và gắn nhãn mác để cung cấp cho người tiêu dùng.
Rau VietGAP Thuận Nghĩa được bán tại siêu thị Co.opmart Quy Nhơn, chợ “Quân Trấn” - Quy Nhơn, chợ thị trấn Phú Phong và một điểm trên đường Nguyễn Huệ - Quy Nhơn (gần BVĐK tỉnh).
Related news

Vụ hè thu năm nay, huyện Tịnh Biên (An Giang) phát triển “Cánh đồng lớn” 1.176 héc-ta. Trong đó, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang thực hiện chuỗi giá trị liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại xã Tân Lập, với diện tích 660 héc-ta; Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang thực hiện tại các xã Núi Voi, Tân Lập, Tân Lợi, Văn Giáo, Vĩnh Trung, An Hảo…, với diện tích 516 héc-ta.

Tuy nhiên, đây cũng là căn bệnh “trầm kha” của ngành chế biến hải sản trong nhiều năm trở lại đây vì nguồn cung trong nước không bảo đảm. Ngoài ra còn do tình trạng thương nhân Trung Quốc thu mua hải sản vẫn còn xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Văn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn (An Giang), cho biết: Hiện nay, vùng Tứ giác Long Xuyên có khoảng 60 ha diện tích lúa mùa nổi, tập trung ở xã Vĩnh Phước và Lương An Trà. Đa phần người dân trồng lúa mùa nổi không dùng phân, thuốc BVTV mà chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên hạt gạo sạch và dinh dưỡng cao.

Từ năm 2012, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ triển khai Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (ACP) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ với mô hình “Cánh đồng lớn (CĐL) áp dụng 1 phải, 5 giảm” kết hợp đầu tư hạ tầng, trang thiết bị phục vụ sản xuất...

Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) cho biết: Hiện nay, bà con nông dân trên địa bàn huyện đang bước vào vụ thu hoạch sầu riêng đại trà. Năm nay, sầu riêng trên địa bàn huyện được mùa hơn mọi năm, nhưng chín muộn nên giá thấp hơn các năm trước.