Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Hai Bàn Tay Trắng

Làm Giàu Từ Hai Bàn Tay Trắng
Publish date: Saturday. June 30th, 2012

Xuất phát từ hai bàn tay trắng, vươn lên trong khó khăn để chuyển đổi từ mô hình cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng cây, con có giá trị kinh tế cao, trở thành người làm ăn hiệu quả nhất vùng chuyển đổi xã Đông Sơn (Đông Hưng - Thái Bình). Đó chính là ông Bùi Thọ Thính.

Được Hội Nông dân huyện giới thiệu, chúng tôi đã về tìm hiểu mô hình chuyển đổi của ông Thính. Ông cho biết: Những ngày đầu thực hiện chuyển đổi đã gặp không ít khó khăn, nhất là về vốn. Ngày đó ngân hàng cho vay ít, gia đình lại không có vốn nên phải huy động từ những người thân ruột thịt, anh em bạn bè. Vùng chuyển đổi ngày đó như một vùng “đất chết”, không điện, không đường, chua trũng khó canh tác gây khó khăn cho các hộ đầu tư.

Mới đầu dự tính sẽ dồn trọng tâm vào việc đào ao nuôi cá, ông đã đào 2 ao với diện tích trên 2.000 m2 để nuôi các loại cá truyền thống. Tuy nhiên do độ chua ở ao còn nhiều nên bị thất thu; các loại gia súc, gia cầm khác mới chỉ nuôi số lượng ít nên chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thời điểm đó trong gia đình đã có người nản chí và tìm cách bàn lùi nhưng bằng nghị lực và quyết tâm của bản thân, ông đã động viên gia đình khắc phục khó khăn vươn lên làm giàu. Ông tiếp tục đi học hỏi và tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật do huyện, tỉnh tổ chức và đã nắm bắt được kỹ thuật nuôi các loại cá nước ngọt.

Năm 2005, ông quyết định đào thêm 2 ao, nâng tổng diện tích ao lên trên 3.500 m2/11.000 m2 tổng diện tích chuyển đổi. Ngoài duy trì nuôi gần 100 đầu lợn, năm 2009 ông đã mạnh dạn đưa các giống mới vào chăn nuôi như cá rô phi đơn tính, ếch Thái Lan với số lượng hàng vạn con và hàng trăm con gia cầm sinh sản như chim bồ câu, gà, ngan, vịt. Duy trì hoạt động theo mô hình chăn nuôi tổng hợp nên nhiều năm qua ông đã trở thành hộ làm ăn hiệu quả nhất vùng chuyển đổi của xã. Doanh thu từ vài chục triệu đồng đã tăng dần lên hàng trăm triệu đồng/năm. Năm 2009, tổng doanh thu của gia đình đạt trên 600 triệu đồng, trừ chi phí lãi gần 200 triệu đồng. Tới năm 2010 lợi nhuận đã đạt khoảng 300 triệu đồng.

Hiện nay ông đang duy trì nuôi trên 2 mẫu ao với các loại cá truyền thống như cá chép 3 máu và cá rô phi, mỗi lứa xuất trên 7 tấn cá; nuôi trên 100 đầu lợn thịt, mỗi năm xuất 4 lứa, mỗi lứa từ 5 - 7 tấn, duy trì nuôi ếch Thái Lan, mỗi năm xuất 3 lứa, mỗi lứa xuất 1 vạn con có tổng trọng lượng từ 1,5 - 1,7 tấn. Ngoài ra ông còn nuôi 100 con thỏ, kết hợp mô hình cấy 1 mẫu lúa với nuôi lươn, chạch, cá trê ta, chăn nuôi ngan, gà, vịt đẻ và thương phẩm. Bình quân chi phí vào thức ăn cho vật nuôi hiện nay là 1 triệu đồng/ngày. Sản phẩm có đến đâu các thương lái đến mua hết đến đó, do vậy ông không phải lo lắng nhiều về đầu ra cho. 

Từ mô hình trang trại tổng hợp, ông Thính đã có mức thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm, không chỉ nâng cao thu nhập, đời sống gia đình mà còn nuôi 3 con ăn học đại học. Mô hình của ông đã được các cấp hội khen thưởng, được huyện đánh giá cao.

Tuy nhiên để mô hình phát triển hơn nữa, ông Thính cũng như 14 hộ khác trong vùng chuyển đổi của xã Đông Sơn mong các cấp quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng. Khi có chủ trương của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ông cũng như các hộ khác đã mạnh dạn chuyển từ mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ sang nuôi trồng tập trung. Tuy nhiên từ khi thực hiện chuyển đổi đến nay, vùng chuyển đổi vẫn chưa được các cấp đầu tư, nhất là hệ thống giao thông và điện.

Năm 2004 các hộ đã phải tự bỏ tiền để đổ bê tông tuyến đường dài gần 1km, rộng 1m với tổng kinh phí trên 70 triệu đồng trong vùng chuyển đổi. Hệ thống điện cũng chưa có trạm biến áp riêng, các hộ phải tự góp tiền và tự liên hệ với điện lực Đông Hưng để mắc nhờ qua một trạm biến thế. Theo ông Thính, Nhà nước nên đầu tư những cái nông dân cần, không nên lãng phí vốn, điển hình như năm 2001 tỉnh đầu tư xây dựng tại địa phương một trạm bơm hút, nhưng từ đó đến nay công trình này vẫn chưa một lần hoạt động.

Related news

Ngân Hàng Thế Giới Hỗ Trợ Quản Lý Bền Vững Nghề Cá Ven Bờ Của Việt Nam Ngân Hàng Thế Giới Hỗ Trợ Quản Lý Bền Vững Nghề Cá Ven Bờ Của Việt Nam

Ngày 30-3, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, cùng ngày, Ban Giám đốc điều hành Nhóm WB đã phê duyệt một khoản viện trợ bổ sung trị giá 6,5 triệu USD cho dự án Phát triển bền vững các nguồn tài nguyên ven biển nhằm hỗ trợ quản lý bền vững nghề cá ven bờ của Việt Nam.

Monday. April 1st, 2013
Nuôi Bồ Câu Pháp Lãi Hàng Chục Triệu Đồng Nuôi Bồ Câu Pháp Lãi Hàng Chục Triệu Đồng

Anh Võ Văn Bé là một trong những hộ đầu tiên ở ấp Ninh Lợi (xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân - Bạc Liêu) đưa giống chim bồ câu Pháp về nuôi. Hiện anh nuôi trên 120 cặp chim.

Tuesday. April 2nd, 2013
Hợp Tác Xã Đồng Tâm Thiệt Hại Nặng Vì Nghêu Chết Ở Bến Tre Hợp Tác Xã Đồng Tâm Thiệt Hại Nặng Vì Nghêu Chết Ở Bến Tre

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, hiện tượng nghêu chết đồng loạt thời gian qua nay đã giảm đáng kể, chỉ còn xảy ra rải rác ở một vài hợp tác xã (HTX), chiếm tỷ lệ chỉ từ 3 - 4%. Tổng diện tích thiệt hại tại các HTX đến nay khoảng 290 ha, sản lượng thiệt hại 275 tấn, chủ yếu là nghêu thịt kích cỡ từ 30 - 90 con/kg.

Thursday. April 4th, 2013
Nuôi Cá Sấu Nuôi Cá Sấu

Chỉ mới bắt đầu nhen nhóm từ đầu năm 2010, nhưng mô hình nuôi cá sấu thịt đã giúp nhiều người dân xã Phú Điền, huyện Tân Phú (Long An) đổi đời…

Friday. April 5th, 2013
Ứng Dụng Thành Công Công Nghệ Sản Xuất Giống Lươn Đồng Ứng Dụng Thành Công Công Nghệ Sản Xuất Giống Lươn Đồng

Nghề nuôi lươn đã phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng các hộ nuôi ở An Giang cũng như miền Tây vẫn phải sử dụng con giống khai thác ngoài tự nhiên để nuôi. Từ tận dụng đất quanh nhà ở nông thôn mà nhiều hộ vốn dĩ rất nghèo cũng đã vươn lên làm giàu và những người có mức sống trung bình lại có thêm thu nhập. Điệp khúc “thả lươn vào nuôi là chết” đeo đẳng những hộ nuôi lươn khiến cho nhiều người bỏ cuộc...

Wednesday. April 10th, 2013