Lai Tạo Giống Dâu Năng Suất Cao

Theo tiến sĩ Lê Quý Tùy, cán bộ Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm Đồng, Trung tâm này đã nhân giống thành công các giống dâu năng suất cao, được lai tạo từ các giống dâu địa phương của Lâm Đồng cùng các giống dâu nhập từ Ấn Độ, Trung Quốc.
Quy trình lai tạo được tiến hành từ các cây dâu trồng trong chậu bằng các phương pháp điều chỉnh ra hoa, thu hoạch hạt phấn, bao cách ly tránh thụ phấn tự do, từ đó chọn ra các cá thể đầu dòng mới để trồng và chăm sóc từ vườn thực nghiệm rồi nhân rộng trồng đại trà bằng kỹ thuật giâm hom.
Kết quả sau gần 5 năm đưa vào trồng kinh doanh, các giống dâu lai tạo mới đã phát triển trên dưới 100 ha ở các vùng sinh thái Đạ Tẻh, Bảo Lộc, Lâm Hà, trong đó huyện Đạ Tẻh trồng diện tích nhiều nhất với 70 - 80 ha. Đối chứng cho thấy, giống dâu lai tạo mới với khả năng thích nghi điều kiện thời tiết, khí hậu, có sức đề kháng các bệnh dịch hại, nhất là đối với bệnh rầy hại lá, đạt chiều dài thân, cành tương đương với các giống dâu địa phương, nhưng so sánh trên 100 lá thì khối lượng tăng lên hơn nhiều. Cụ thể 100 lá dâu lai tạo ở Lâm Hà cân nặng đến gần 294g (tăng 125g), ở Bảo Lộc cân nặng đến 284g (tăng 134g); ở Đạ Tẻh cân nặng gần 290g (tăng 118g).
Tính ra năng suất lá dâu thu hoạch trên 1 ha/năm của các giống dâu lai tạo mới đạt từ 22,65 - 24,29 tấn, tăng cao hơn các giống dâu đối chứng từ 14 - 20% và 12,9 kg lá dâu giống lai tạo mới cho tằm ăn đã cho ra sản phẩm 1 kg kén. Như vậy sản lượng lá dâu giống mới trên 1 ha đã nuôi được 1.880 kg kén. Nhân với giá kén trung bình trong 3 năm gần đây là 110.000 đồng/kg, đạt tổng thu gần 207 triệu đồng/ha. Trừ tất cả chi phí đầu tư, ước đạt lãi hơn 85 triệu đồng/ha/năm trồng dâu lai tạo giống mới, đạt tỷ lệ lãi cao hơn so với các giống dâu đối chứng ở địa phương từ 18 - 28%.
Nông dân hiện vẫn nhân giống cây dâu tằm bằng phương pháp giâm hom. Tuy nhiên, qua điều tra của tiến sĩ Lê Quý Tùy, để cây giâm hom đạt tỷ lệ sống cao, người nông dân thường sử dụng giâm hom dài với từ 4 - 5 mầm cây, được chọn từ đồng dâu với độ tuổi từ 10 - 12 tháng. Nếu áp dụng phương pháp giâm hom nhân giống như vậy đối với giống dâu lai tạo mới thì “tiến độ” sẽ rất chậm so với yêu cầu mở rộng diện tích trồng mới ngày càng nhiều.
Bởi vậy, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng đã nghiên cứu thành công việc giâm hom giống dâu lai tạo từ cây đầu dòng trên 6 tháng tuổi, chiều dài mỗi hom cây rút ngắn xuống còn 2 mầm cây và đạt tỷ lệ cây sống khi xuống giống trồng trên đồng dâu từ 91,6-94,6%. Đặc biệt, khi sử dụng thuốc kích thích ra rễ với những nồng độ thích hợp, Trung tâm còn giâm hom xanh (hom cây 4 tháng tuổi) của cây dâu lai tạo mới với kết quả tăng tỷ lệ cây sống lên đến từ 68-85%.
Thống kê hiện nay ở Lâm Đồng vẫn còn khoảng 70% diện tích trồng các giống dâu địa phương đang cần tiếp tục được thay thế các giống dâu mới đạt năng suất cao hơn, nhằm tạo điều kiện cho người nông dân sản xuất kén tằm đạt chất lượng và hiệu quả kinh tế ngày càng đi lên. Thành công từ các giống dâu lai tạo mới của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng nói trên đã và đang góp phần thực hiện mục tiêu chuyển đổi giống dâu tằm mới này.
Related news

Đàn chim cút tăng nhanh trong thời gian ngắn là do giá trứng, thịt chim cút trên thị trường lên cao, người chăn nuôi có lời nên nhiều trại đã mở rộng trại nuôi và tăng quy mô đàn. Các huyện có tổng đàn chim cút lớn là Thống Nhất và Trảng Bom.

Năm 2012, lãnh đạo 2 huyện Vân Canh và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) là 2 đơn vị kết nghĩa tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Huyện Hương Sơn giới thiệu mô hình nuôi hươu sao lấy nhung vốn đã giúp nhiều gia đình ở đây vươn lên thoát nghèo cho Vân Canh.

Các hộ nuôi thủy sản bước đầu áp dụng hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh với nhiều giống mới, có giá trị kinh tế và cho năng suất cao, điển hình như: Mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính dòng Đường nghiệp và cá chép lai 3 máu. Sự thành công của mô hình là cơ sở để nhân rộng và khai thác tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh ngày càng ổn định và bền vững.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, Trung tâm đã cấp miễn phí được 178.619 liều tinh, đạt 50% kế hoạch, trong đó có 10.000 liều tinh lợn Pietrain kháng stress, TTNT cho trên 80.000 lượt con lợn, tỷ lệ đậu thai đạt trên 85%. Năng suất, chất lượng con giống ổn định, số lợn sơ sinh bình quân/ổ từ 10 - 12 con, trọng lượng lợn bình quân sau cai sữa đạt 7,5kg/con. Tỷ lệ TTNT lợn trên địa bàn TP đạt trên 58%.

Trong những năm trở lại đây, mô hình đưa màu xuống chân đất lúa được bà con nông dân huyện Tri Tôn (An Giang) áp dụng đạt hiệu quả. Bên cạnh cây chủ lực như dưa hấu, đậu xanh, khoai cao, thì cây mè đen cũng là một trong những cây được bà con nông dân trong huyện lựa chọn, vì mè đen là loại màu dễ trồng, ít tốn thuốc, chi phí đầu tư thấp, nhưng thu nhập mang lại tương đối khá và ổn định.