Lạ Lẫm Rau Giá Đậu Ngự
Không làm rau giá bằng đậu xanh, bà Nguyễn Thị Thành ở xã An Vĩnh, Lý Sơn (Quảng Ngãi) làm rau giá bằng đậu ngự. Những cọng giá đậu ngự gieo nổi trên cát “phổng phao” gấp nhiều lần so với cọng giá làm theo cách thông thường khiến du khách đặc biệt ấn tượng khi được thưởng thức. Không những thế, loại rau này còn là thực phẩm thiết yếu vào mỗi mùa mưa bão, khi rau xanh đất liền không thể theo tàu ra đảo.
Thu 50 triệu đồng từ 15m2 đất
Chỉ có 15m2 đất, bỏ thì thương mà vương thì không biết trồng gì, bà Nguyễn Thị Thành ở An Vĩnh quyết định trồng giá. Thoạt đầu, bà cũng trồng giá đậu xanh như đất liền, nhưng rồi gieo đậu xanh đến đâu, thì chuột cắn phá đến đó, khiến bà lắc đầu chào thua. May sao, gần nhà bà có người đi buôn bán trong đất liền, mang về dăm ký đậu ngự, thế là bà nảy ra ý định làm giá bằng loại đậu này. Nghiệp làm giá đậu ngự gắn với bà từ ngày đó.
Trong ngôi nhà cũ của mẹ để lại, bà Thành chia làm 4 ô và gieo giá theo kiểu gối đầu để có rau bán thường xuyên, bởi giá đậu ngự phải 7 - 10 ngày mới cho thu hoạch. Gieo giá nổi trên cát, ngoài việc phủ bạt và chăm chỉ tưới nước mỗi ngày, người phụ nữ làm giá đã gần 20 năm chia sẻ thêm kinh nghiệm: “Thu hoạch xong là phải đổi cát ngay. Cây giá dễ trồng nhưng cũng khó tính lắm. Dùng lại cát cũ, là đậu bị “chai”, không nảy mầm được”.
Không hóa chất, không chất kích thích sinh trưởng, loại rau giá làm từ đậu ngự trở thành món đặc sản của xứ đảo. Với 3 tấn giá mỗi năm, bà Thành thu về gần 50 triệu đồng. “Tiền thu được từ 1 sào tỏi thì tôi để dành khi ốm đau và nuôi thằng con học đại học. Còn 15m2 giá này, là tiền chợ hằng ngày. Có cây giá cũng đỡ, chứ không có nó thì biết làm gì với miếng đất nhỏ xíu này”, chị Thành cho biết.
Rau mùa biển động
Dồn lực cho cây tỏi, hành và đậu phụng, bắp…diện tích trồng rau xanh trên đảo Lý Sơn chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp. Rau xanh trên đảo không đủ đáp ứng, nên hằng ngày, các tiểu thương đều phải nhập rau từ đất liền ra. Vì thế, vào mùa biển động, khi rau xanh không thể theo tàu ra đảo, thì cây rau giá trở thành loại rau chính trong bữa ăn hằng ngày của người dân nơi đây. “Mùa biển yên thì đủ loại rau xanh. Chứ mùa động thì gia đình tôi mua rau giá phần nhiều. Ngoài cây rau giá ra, các loại rau xanh khác thường rất khó trồng trên đảo”, bà Trần Thị Giàu, người dân ở thôn Đông, xã An Vĩnh cho biết.
Ngoài bà Thành - người tiên phong làm rau giá đậu ngự thương phẩm trên đất đảo, giờ đã có thêm 2 gia đình cũng gắn bó với loại cây này. Rau sạch, lại mới lạ nên du khách khi đến Lý Sơn đều rất thích thú. Trong mỗi mâm cơm phục vụ du khách, các nhà hàng, quán ăn đều lựa chọn rau giá đậu ngự như một thứ đặc sản của đất đảo để giới thiệu đến du khách gần xa.
Related news
Ông Thi cho hay, hơn 15 năm trước, ông cùng gia đình sống bằng nghề trồng rau, cây rau bó xôi vốn gắn bó với ông từ nhỏ. Dù vậy, tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” cứ lặp đi lặp lại, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Đã vậy, khi lập gia đình, bố mẹ cho mượn 3 sào đất để sản xuất cũng bị giải tỏa, ông đành cùng vợ đi buôn bán rau kiếm sống. Gom góp được ít vốn, năm 1999, ông vào thôn Đạ Nghịt tìm mua đất sản xuất.
Ông Nguyễn Hoàng Tâm ở ấp Long Hòa, xã Long Thới, huyện Chợ Lách cho biết: Có nhiều người khá giả từ nghề trồng cau vàng xen trong vườn dừa.
Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiquad) cho hay, Cục Giám sát kiểm dịch động thực vật - Tổng cục Giám sát Chất lượng, Thanh tra và Kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) đã chấp thuận thêm 2 cơ sở đóng gói tôm sú sống và 21 cơ sở nuôi tôm sú của Việt Nam được phép XK vào Trung Quốc.
Nafiqad cho biết, dự kiến ngày 20/10 tới, đoàn thanh tra của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) sẽ sang làm việc tại Việt Nam để đánh giá hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP), an toàn dịch bệnh thủy sản của Việt Nam và kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP một số DN chế biến thủy sản có nhu cầu XK vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan.
Đặc biệt trong tháng 9 vừa rồi, có tới 19.500 con bò Úc được nhập về khu vực quản lý của Cơ quan Thú y vùng VI, cao gấp hơn 2 lần so với tháng 8 (8.700 con). Như vậy, so với lượng bò Úc NK cả năm ngoái vào khu vực do Cơ quan Thú y vùng VI quản lý vào khoảng 66.000 con, thì lượng bò Úc đã NK trong 9 tháng qua, rõ ràng đã cao hơn hẳn.