Kỹ Thuật Trồng Cây Rau Răm
Nhà xuất bản Nông nghiệp
1. Đặc tính thực vật:
Rau răm là loại cây thân thảo, cây sống hàng năm. Toàn thân rễ, lá vỏ đều có mùi thơm đặc biệt dễ chịu. Thân mọc bò, từ mỗi đốt mọc ra rất nhiều rễ. Trồng mau lớn thân mọc thẳng đứng cao chừng 36 – 40 cm. Lá cân, mọc so le hình mác hay hình trứng mác, cuống ngắn. Lá có màu xanh nhạt, phớt tím màu huyết dụ rõ nhất là ở mép và chót lá.
Hoa mọc thành bông, hẹp, gầy, đơn độc hoặc xếp thành đôi hay thành chùm có ít nhánh. Quả nhỏ, 3 cạnh, hai đầu nhọn, bóng nhẵn.
2. Công dụng:
Rau răm chủ yếu để làm gia vị. Người miền Trung ăn thịt gà xé bóp muối tiêu với rau răm, cùng với gừng tươi kèm ăn với trứng vịt lộn, làm rau thơm cho vào món cháo cá, cháo thịt gà, trộn với bắp cải để muối chua… Ngòai các công dụng đã nói ở trên người ta cho rằng rau răm có tác dụng làm dịu tình dục.
Ngoài ra, rau còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa rắn bằng cách hái 20 ngọn rau răm rã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn. Thường trong vòng 15 phút sau đỡ đau và sau 3 giờ hết sưng tấy. Rau răm còn được coi là một vị thuốc thông tiểu, chữa sốt chống nôn.
3. Kỹ thuật trồng trọt:
Trong vườn nhà nên chọn nơi gần nước ẩm, trồng bằng đoạn cành. Trồng ở diện tích lớn, đất cần cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, lên luống 1,2 – 1,5 m, rãnh 30 cm, luống dài theo thửa ruộng. Bón lót 20 -25 tấn phân chuồng + 300 – 400 kg phân lân (tính ra 1m2 bón 2 – 2,5 kg phân chuồng + 30 -40 kg phân lân). Trên luống xẻ hàng cách hàng 15 cm. Cây cách nhau 10 cm. Khi trồng cắt thành từng đoạn cành dài 12 -15 cm có khoảng 5 – 6 mắt, lấp đất khoảng 2/3 đoạn cành. Dận chặt gốc rồi tưới nước đủ ẩm. Tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa hoặc cuối mùa mưa.
Rau răm giống đã cắt ra nếu chưa kịp trồng thì bảo quản chỗ râm mát, gốc xuống dưới, ngọn lên trên rồi tưới nước đều để rễ phụ đâm ra khi trồng chóng bén rễ, hoặc có thể giâm rau răm giống vào đất bùn ẩm sau đem trồng vẫn tốt.
Chăm sóc: Sau trồng 1 tuần đến 10 ngày rau răm đã bén rễ, lá xanh ở nách ở ngọn bắt đầu nhú ra thì nên tưới một đợt phân loãng. Dùng nước phân lợn pha loãng hay dùng phân urê với nồng độ 1% tưới vào gốc. Cứ 10 -15 ngày bón 1 lần. Các lần sau có thể dùng phân hỗn hợp NPK để tưới.
Để bảo đảm rau sạch, trước lúc thu hái nên ngừng bón 1 – 2 tuần, tốt nhất là chỉ dùng phân hữu cơ để bón cho cây.
4. Thu hoạch:
Vườn rau răm đã phát triển tốt, đâm nhiều chồi, lá vươn dài kín ruộng, cành nọ gối cành kia là có thể thu hoạch được. Có 2 cách:
- Cắt tỉa các cành dài đem bán
- Cắt luân phiên từng đám đem bán
Cần cắt sát gốc, chỉ chừa lại 3 – 5cm, sau đó bón phân, tưới nước để cây phục hồi sinh trưởng.
Related news
Rau răm là loại rau gia vị quen thuộc ở Việt Nam, cũng là vị thuốc được Đông y quen sử dụng để trị bệnh. Tuy lành tính, không độc hại, nhưng rau răm cũng có vài tác dụng phụ mà người ăn cần lưu ý để không xảy ra những "sự cố" ngoài mong muốn về sức khỏe.
Nhiều tài liệu y văn cổ khẳng định, rau răm có tác dụng chữa thiếu máu do thiếu sắt, điều hòa kinh nguyệt, đặc biệt cải thiện di mộng tinh.
Rau răm vừa là rau vừa là dược liệu quý. Rau răm không chỉ được dùng để chữa những căn bệnh thông thường mà còn dùng cả trong trường hợp cần chế ngự những cơn đau tim nguy cấp.
Rau răm là loại gia vị rất quen thuộc ở các nước nhiệt đới ẩm. Cành và lá rau răm vừa là rau vừa là dược liệu quý. Loại rau răm tươi, thân đỏ hơi ngả tím thường được dùng làm thuốc trị bệnh. Lá rau răm có tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm mát dễ chịu.
Trong đông y, rau răm có vị nóng, cay, mùi thơm tính ấm, có tác dụng tán hàn, ích trí, minh mục, tiêu thực, sát trùng, trừ thấp, ôn ấm tỳ vị. Ngoài ra, nó còn bài nguyên liệu thuốc dùng để chữa được nhiều bệnh như: