Trồng rau răm đạt hiệu quả kinh tế cao
Chị Nguyễn Thị Hòa, người đầu tiên chúng tôi gặp, cho biết: “Do tốc độ phát triển đô thị hóa, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nên việc chuyển đổi cây trồng cho phù hợp là cần thiết. Nhiều hộ dân đã chuyển từ trồng lúa sang trồng rau răm. Trước đây, tôi trồng cau, trầu, nay cũng đã chuyển qua trồng rau răm trên 5 công đất (1 công = 1.000 m2). So với trồng lúa, trồng rau răm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Trồng lúa thì bình thường 3 tháng mới thu hoạch, trồng rau răm thì thu hoạch lứa đầu là sau 1 tháng, sau đó thì mỗi ngày cắt bán 1 lần. Rau răm ít bị sâu bệnh, nên ít phải đầu tư thuốc BVTV. Cách trồng rất đơn giản, bằng gốc hay bằng ngọn đều được”.
Giá bán rau răm hiện nay là 2.500 đ/kg. Một ngày chị Hòa bán được 150 - 200 kg.
Đi men theo một bờ ruộng chúng tôi sang thăm ruộng của anh Phan Văn Trợt, một trong những người đi đầu trong việc chuyển đổi cây trồng từ trồng lúa chuyển qua trồng rau răm. Với diện tích 1,1 ha, mỗi ngày cắt từ 350 - 400 kg. Anh tâm sự: “Trước đây gia đình tôi khó khăn lắm, lấy vợ ra ở riêng được bố mẹ cho một căn nhà lá, phải đi làm mướn kiếm ăn qua ngày. Năm 1998 tôi bắt đầu chuyển qua trồng rau răm, nhờ chịu khó chăm sóc, rau lớn nhanh, hai vợ chồng và đứa con lớn cứ cắt rau quanh năm, không nghỉ, phải mướn thêm một lao động cắt phụ. Nhờ trồng rau răm mà gia đình tôi thoát nghèo, xây được căn nhà khang trang, tiện nghi...”.
Anh Nguyễn Văn Hoàng kể: “Gia đình tôi trồng 1,5 ha mỗi ngày cắt 500 - 600 kg, mỗi ngày thu 1,2 - 1,5 triệu, mỗi năm thu nhập khoảng 300 triệu đồng”.
Hiện nay xã Bà Điểm (Hóc Môn, TP.HCM) có khoảng 10 ha trồng rau răm.
Chọn giống: Tách gốc giống từ những ruộng đã thu hoạch 2 năm là tốt nhất, hoặc dùng ngọn cây rau có 2/3 là thân già.
Làm đất: Rau răm ưa nước, rất thích hợp với đất sình ở những ruộng chân trũng; cày bừa kỹ, rồi san cho bằng; không nên trồng quá dày hoặc quá thưa: cấy gốc cách gốc 10 cm, hàng cách hàng 20 cm.
Chăm sóc: Sau khi trồng được 3 ngày, cần bón lân + urê (bón nhử) với lượng không đáng kể. 15 ngày sau bón phân NPK (20 kg cho 1.000 m2). Nên bón vào 5 - 6 giờ chiều, sau khi bón phân thì phun nước để rửa cho phân không dính lá, không bị cháy lá rau.
Thu hoạch: Rau trồng được 30 ngày thì bắt đầu cắt thu lứa đầu. Sau khi cắt, bón phân urê và phân NPK, mỗi lứa bón hai lần.
Related news
Rau thơm ( rau gia vị), là rau ăn thêm cùng với các loại rau và thức ăn khác để hấp dẫn khẩu vị người ăn. Trong rau thơm còn có chất kháng sinh thực vật có tác dụng kìm hãm sự phát triển của nhiều loại vi trùng gây bệnh. Các loại rau thơm như hành, tỏi, rau răm, bạc hà, tía tô, kinh giới, gừng…là thuốc giải cảm, chữa nhức đầu, nôn mửa, thân thể đau mỏi, ăn khó tiêu…, rau thơm là những cây thuốc nam rất quý.
1. Đặc tính thực vật: Rau răm là loại cây thân thảo, cây sống hàng năm. Toàn thân rễ, lá vỏ đều có mùi thơm đặc biệt dễ chịu. Thân mọc bò, từ mỗi đốt mọc ra rất nhiều rễ. Trồng mau thân mọc thẳng đứng cao chừng 36 – 40 cm. Lá cân, mọc so le hình mác hay hình trứng mác, cuống ngắn. Lá có màu xanh nhạt, phớt tím màu huyết dụ rõ nhất là ở mép và chót lá.
Rau răm là cây thân thảo hàng năm, cũng có thể sống nhiều vụ. Thân cứng, đặc, mọc bò trên mật đất, ngọn hương lên trên. Ở các đốt thân có nhiều rễ phụ rất dễ phát triển khi tiếp xúc với đất từ đó náy mầm . Lá hình mác, mọc so le trên thân, màu xanh nhạt hoặc tím phớt, mép và gân lá có lông nhỏ, bẹ lá ngắn và ôm lấy thân. Hoa hợp thành bông dài, hẹp, đơn độc hoặc thành đôi, thành chùm, có ít nhánh. Hoa màu trắng, hồng hoặc tía. Quả nhỏ, hình 3 cạnh, nhẵn bóng. Cây rau răm ưa ẩm độ cao nhưng mực nước không ngập ngọn cây lâu ngà-y, cũng có thể chịu Dụng cụ và vật liệu trồng - Khay gieo: Sử dụng khay nhựa có kích cỡ 40 x 40 x 8 (cm); sắp xếp bố trí thẩm mỹ không gian trồng, cần ánh nắng tốt. - Đất trồng rau răm: là giá thể được phối trộn từ xơ dừa, đất mùn đã qua xử lý hoặc mua đất trồng rau răm đã xử lý loại trừ mầm sâu bệnh. Đổ đất dày khoảng 7 cm, tưới phun sương cho ướt ẩm giá thể đạt khoảng 80%. - Kệ đỡ khay rau răm: tuỳ theo kích thước khay mà đóng kệ cho có kích thước phù hợp. Có th