Lợi nhuận kép từ trồng xen đu đủ trong vườn táo

Cách đây hơn 20 năm, vợ chồng ông Là được thừa hưởng hơn 1ha đất từ gia đình. Lúc ấy, gia đình ông trồng lúa, rau màu nhưng đất bị nhiễm phèn, mặn nên hiệu quả kinh tế không cao. Qua tìm hiểu, ông Là biết cây táo dễ chăm sóc, chịu được đất phèn, mặn. Riêng giống táo Đài Loan có nhiều ưu điểm như: trái to, giòn, ngọt và mẫu mã đẹp nên ông quyết định trồng táo Đài Loan trên 7 công đất, trồng theo lô hàng, khoảng cách trung bình mỗi cây từ 3 - 4m.
Sau một năm, cây táo Đài Loan đã cho trái sai cành. Kỹ thuật trồng táo rất đơn giản. Mỗi năm, sau khi thu hoạch xong vào đầu tháng Chạp, ông chặt bỏ các nhánh đã cho trái, chỉ để lại một đoạn gốc của vài cành lớn đã ra trong năm trước nhằm giúp cây cho nhiều cành mới trẻ hơn, năng suất và chất lượng quả tốt. Đến nay, vườn táo nhà ông mỗi năm cho thu hoạch kéo dài 5 tháng, tổng sản lượng đạt từ 9 - 10 tấn, giá cả ổn định ở mức từ 20 - 35 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm, gia đình ông thu lãi khoảng 200 triệu đồng.
Theo ông Là: “Táo Đài Loan có giá trị kinh tế cao, năng suất ổn định, dễ trồng, đầu tư thấp, không kén đất, rất thích hợp với vùng đất bị nhiễm phèn, mặn. Trong quá trình trồng, chủ yếu sử dụng phân chuồng hữu cơ tự ủ, giá phân chuồng rẻ lại hữu dụng cho cây, tốt cho môi trường. Đối với cây táo, loại sâu bệnh hại táo đáng chú ý nhất là rệp sáp, nên phải sử dụng thuốc đặc trị; thường xuyên thăm vườn để phát hiện mầm bệnh rệp mới phát sinh để loại trừ dễ dàng. Tốt nhất là trong quá trình chăm sóc cần giữ đủ độ ẩm cho cây, bón phân hữu cơ đầy đủ, phun thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định để phòng tránh bệnh cho táo”.
Để thực hiện hiệu quả kép trên khu vườn nhà mình, ông Là trồng xen cây đu đủ Đài Loan với cây táo. Ngay khi táo bước vào mùa thu hoạch, ông trồng đu đủ Đài Loan theo hàng với khoảng cách từ 2 - 3m/cây đu đủ. Theo đó, ông vừa bón phân, tưới nước, nhằm tận dụng phân, nước cho cả 2 loại cây trồng. Khi cây táo được thu hoạch xong là lúc cây đu đủ trưởng thành. Lúc này, không gian của vườn táo nhường lại cho cây đu đủ phát triển và cho trái. Vì vậy, sau khi thu hoạch đu đủ, ông lại bứng bỏ và bắt đầu vụ đu đủ mới. Cứ xoay vần đều đặn như thế mà kinh tế gia đình ông thêm phần khấm khá.
Ông Là cho biết, đu đủ Đài Loan có trái to, rất ngọt, không hạt, được thương lái ưa chuộng. Kỹ thuật trồng cũng không quá khó. Khi cây đu đủ cho trái sai thì cần chú ý đến việc nâng đỡ cây để tránh gãy đổ. Mỗi năm, với cây đu đủ trồng xen, gia đình ông có lãi khoảng 60 triệu đồng. Tính chung, mảnh vườn 7 công đất nhà ông lúc nào cũng sinh ra lợi nhuận, mỗi năm từ hai loại cây trồng, gia đình ông thu về hàng trăm triệu đồng.
Mô hình trồng xen đu đủ với táo là mô hình hay, cần được nhân rộng tại địa phương. Việc học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đức tính cần mẫn, chăm làm của người nông dân là những yếu tố cần thiết để thành công trong sản xuất nông nghiệp.
Related news

Trong bản báo cáo tuần trước của đoàn kiểm tra cho biết, đoàn đã hoàn thành việc kiểm tra 90% số kho dự trữ toàn quốc, đã phát hiện ra gần 3 triệu tấn gạo bị hư hỏng nặng không dùng được cho người nhưng có thể dùng cho các mục đích khác như sản xuất ethanol, làm thức ăn chăn nuôi hoặc các ngành công nghiệp khác.

Ca cao trồng ở Việt Nam, đặc biệt tại Bến Tre, được các nhà nhập khẩu đánh giá là cho trái có chất lượng tốt hàng đầu thế giới. Lúc cao điểm, năm 2012, diện tích ca cao của Bến Tre lên đến 10.600ha.

Ngày 13/8, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (WASI) cho biết đơn vị phối hợp cùng công ty Nestlé Việt Nam triển khai dự án hỗ trợ nông dân trồng cà phê ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai gần 6,9 triệu cây giống cà phê.

Để làm rõ hơn về những lo ngại liên quan tới chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là quy trình kiểm tra xử lý doanh nghiệp vi phạm như thế nào, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) về những nội dung liên quan.

Hiện, vùng nuôi nghêu ven biển Gò Công (Tiền Giang) đã qua thời gian nghêu chết hàng loạt (tháng 2-3 hàng năm), nghêu đang phát triển tốt. Đây được coi là yếu tố thuận lợi giúp nghề nuôi nghêu phục hồi và phát triến sau nhiều năm liên tục bị thiệt hại nặng. Tuy nhiên, xét về tổng quan thì nghề nuôi nghêu ven biển ngày càng đối diện với nhiều khó khăn.