Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi vịt

Bệnh Phù Đầu Vịt

Bệnh Phù Đầu Vịt
Publish date: Thursday. December 29th, 2011

Bệnh phù đầu còn gọi là bệnh dịch tả vịt, do vi-rút thuộc nhóm Herpes gây ra. Bệnh này có đặc điểm là tốc độ lây lan nhanh, tỉ lệ chết cao (70%-90%). Dấu hiệu biểu hiện của bệnh là đột nhiên ủ rũ, bỏ ăn, phân lỏng nhiều màu sắc (xanh, vàng, trắng có lẫn máu), đầu sưng, lỗ huyệt lòi. Không có thuốc để trị bệnh này. Sử dụng vắc- xin phòng bệnh là biện pháp duy nhất để vịt không mắc bệnh. Hiện nay, trên thị trường có vắc-xin dịch tả vịt do Công ty Thuốc Thú y Trung ương II sản xuất có hiệu quả rất tốt.

Trường hợp vịt bị nhiễm bệnh dịch tả thì tốt nhất là loại khỏi đàn, để trống chuồng ít nhất 6 tháng (là thời gian sạch vi-rút) rồi mới nuôi tiếp đợt khác.


Related news

Kỹ Thuật Nuôi Vịt Siêu Trứng Kỹ Thuật Nuôi Vịt Siêu Trứng

Vịt cỏ là một trong những giống vịt nuôi lâu đời nhất và phổ biến nhất ở nước ta. Vịt cỏ có nguồn gốc từ vịt trời được thuần hoá tự nhiên.

Thursday. January 31st, 2013
Phòng Bệnh Giun Chỉ Ở Vịt Phòng Bệnh Giun Chỉ Ở Vịt

Bệnh giun chỉ ở vịt hay con gọi là bệnh u bướu vịt gây ra bởi Avioserpen Taiwana. Đây là một loại ký sinh trùng khu trú dưới da cổ, hầu, đùi… của vịt tạo thành các khối u. Chính điều này làm cho vịt chậm lớn, còi cọc do mất chất dinh dưỡng, đồng thời với những khối u to dưới hầu, cổ chèn ép làm vịt khó thở, khó tiêu hoá, các trường hợp nặng có thể dẫn đến chết. Bệnh thường gặp vào mùa hè, lưu hành ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia, Đài Loan…

Tuesday. August 20th, 2013
Hoàn Thiện Qui Trình Sinh Sản Nhân Tạo Cá Hô Hoàn Thiện Qui Trình Sinh Sản Nhân Tạo Cá Hô

Cá hô (Catlocarpio siamensis) là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ Cá chép (Cyprinidae). Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Loài cá này đang bên bờ tuyệt chủng vì bị đánh bắt.

Thursday. July 25th, 2013
Kỹ Thuật Nuôi Vịt Đẻ Chạy Đồng Kỹ Thuật Nuôi Vịt Đẻ Chạy Đồng

Sau đó cho vịt ăn giảm để cầm xác khoảng 1-2 tháng khi nào muốn cho vịt đẻ lại (lúc giá trứng cao hoặc giá thức ăn thấp, hoặc có đồng chăn thả) thì bổ sung khẩu phần tốt, vịt sẽ đẻ lại cùng lúc, tỷ lệ đẻ nâng dần lên. Điều này giúp lượng trứng sản xuất tập trung, thuận tiện cho việc chăm sóc bổ sung chất khi vịt đẻ trở lại, tiết kiệm chi phí trong giai đoạn vịt thay lông.

Thursday. January 31st, 2013
Vịt Đẻ Bị Liệt Cả Hai Chân Lăn Ra Chết Vịt Đẻ Bị Liệt Cả Hai Chân Lăn Ra Chết

Nhiều con trong đàn đi lại không được, thể thần kinh ngoẹo đầu, bại liệt cả 2 chân và sệ cánh do vi khuẩn tập trung trong các khớp, bao hoạt dịch, trong tai hoặc đỉnh sọ nên vịt bị viêm các khớp đùi, đầu gối, cánh, viêm màng não...

Wednesday. August 28th, 2013