Kỹ Thuật Chọn Chân Gà Chọi
Kỹ thuật chọn chân gà chọi
Với gà nòi đá độ, bộ chân của nó chẳng khác đôi thương, đôi đao hoặc ít lắm cũng ví nó như cây roi, cây gậy đối với con nhà võ. Chân gồm có ống chân, có nơi gọi là quản chân. Mỗi chân có bốn ngón và móng sắc. Đôi chân cần cứng cáp mới tạo được thế mạnh.
Hễ chân tròn thì vảy phải mỏng và láng mới đá đau đòn.
Hễ chân vuông thì vảy phải vuông từ gối cho sát tận chậu. Vảy nổi sống lưng lên, cộm lên thì đá mới đau.
Chân to thì mình gà phải to mới hợp cách.
Chân nhỏ thường đá đòn đau
Chân vảy ướt, vảy bóng láng, đều đặn, thành quách rõ rệt phân minh, hàng cườm phải đóng song song, dù 1 hay vài ba hàng cũng vậy. Hàng hậu, hàng kèm phải đóng đúng cách mới tốt.
Chân vảy khô thì phải cho nổi, giống như gà chết mới tốt. Vảy khô phải đóng sát nhau, khít nhau, sờ nham nhám mới có đòn rát dành cho đối thủ.
Related news
Để tránh bệnh viêm da bàn chân (FPD), cần phải có hàm lượng vitamin, khoáng chất thích hợp và thực hành quản lý tốt, đặc biệt đối với gia cầm nuôi thả.
Các nhà khoa học đã phát triển các phân tử peptit nhân tạo có thể vô hiệu hóa một loạt các chủng virut cúm.
Gà sao có nhiều ưu điểm như: sức đề kháng cao, dễ nuôi, thích nghi với nhiều vùng sinh thái, có thể nuôi nhốt hoặc thả vườn.
Trong quá trình nuôi gà sao, cần chú ý đến những đặc điểm khác biệt của gà sao so với gà thường. Kỹ thuật nuôi gà sao thịt (phần 2)
Hiện nay, trên các đàn gà ở nhiều nơi mắc bệnh Leuco, đã gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho người chăn nuôi. Bệnh Leuco trên gà và biện pháp phòng chống