Protease: một công cụ đầy hứa hẹn giúp giảm tổn thất do chứng viêm ruột hoại tử
Theo ước tính, chứng viêm ruột hoại tử ở gia cầm đã gây ảnh hưởng đến 40% đàn gà thịt thương phẩm và thất thu trong ngành công nghiệp chăn nuôi ở Hoa Kỳ khoảng 5 cent/con. Trung bình mỗi năm, viêm ruột hoại tử ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chăn nuôi gia cầm toàn cầu và gây thua lỗ khoảng trên 2 tỷ USD.
Trước đây, mức kháng sinh liều thấp được phối trộn với thức ăn gia cầm đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa viêm ruột hoại tử. Kháng sinh và các chất kích thích tăng trưởng khác làm thay đổi quần thể vi khuẩn trong ruột, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trùng cầu và sự phát triển viêm ruột hoại tử. Tuy nhiên, ngày nay nhiều nước đã cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi do e ngại của người tiêu dùng về sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc. Ngay cả ở những quốc gia mà việc sử dụng kháng sinh là hợp pháp, thì các tập đoàn lớn vẫn có khuynh hướng ngưng dùng kháng sinh do áp lực từ phía người tiêu dùng.
Việc loại bỏ kháng sinh trong thức ăn là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ viêm ruột hoại tử. Sự giảm sử dụng kháng sinh này đã có những tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng bình quân hàng ngày và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ở gia cầm, cũng như sự gia tăng số trường hợp mắc viêm ruột hoại tử. Do đó, điều này đã dẫn đến việc sử dụng kháng sinh để điều trị viêm ruột hoại tử sau khi động vật đã mắc bệnh.
Viêm ruột hoại tử trong nháy mắt
Viêm ruột hoại tử là do Clostridium perfringens, một loại vi khuẩn kỵ khí, hình thành bào tử gây ra. Các bào tử được sinh ra từ vi khuẩn này có mặt phổ biến trong môi trường sống và có thể được tìm thấy trong đất, nước, phân, thức ăn và ổ rơm gia cầm. Ngoài ra, một lượng nhỏ C. perfringensare tự nhiên có trong ruột của gia cầm khỏe mạnh. “Lợi khuẩn” trong gia cầm khỏe mạnh giữ cho quần thể khuẩn C. perfringens ở mức không đáng kể. Tuy nhiên, khi các điều kiện trong đường ruột thay đổi, quần thể khuẩn C. perfringens có thể tăng lên và có khả năng sẽ gây viêm ruột hoại tử.
Bệnh này thường ảnh hưởng đến gà thịt từ 2 đến 5 tuần tuổi, và gà tây từ bảy đến mười hai tuần tuổi. Nó có thể xuất hiện dưới dạng lâm sàng hoặc cận lâm sàng. Các triệu chứng lâm sàng bao gồm xù lông, trầm cảm, bất động, tiêu chảy, mất nước và gia cầm không có cảm giác thèm ăn. Khi gia cầm đã có biểu hiện lâm sàng, thì tỷ lệ tử vong cao và gia cầm có thể chết chỉ trong vòng vài giờ. Ngược lại, các triệu chứng cận lâm sàng của viêm ruột hoại tử không dễ nhận biết. Gia cầm mắc bệnh ở dạng cận lâm sàng có thể có dấu hiệu như giảm lượng ăn vào và giảm năng suất, nhưng không thấy được đỉnh điểm tử vong. Kết quả là, những con gia cầm bị viêm ruột hoại tử cận lâm sàng thường không được điều trị do không được chẩn đoán, dẫn đến tổn thất kinh tế lớn đối với người chăn nuôi.
Hình 1. Triệu chứng lâm sàng (Clinical) và cận lâm sàng (Sub-Clinical) của chứng viêm ruột hoại tử.
Viêm ruột hoại tử thường kéo dài trong đàn từ năm đến mười ngày và tỷ lệ tử vong lên đến 50 phần trăm. Những con gia cầm chết có dấu hiệu bị mất nước và phát ra mùi hôi. Ruột chay và ruột hồi ở ruột non thường có nhiều tổn thương lớn, đôi khi kéo dài đến tá tràng hoặc ruột tịt. Ruột non thường dễ vỡ và bị phồng lên do khí, và chứa chất lỏng màu nâu có mùi hôi. Ngoài ra, niêm mạc ruột có thể bị phủ một lớp màng nhầy màu nâu vàng hoặc vàng.
Hình 1 và 2. Các tổn thương ở ruột do Clostridium perfringers gây ra.
Có một số yếu tố ảnh hưởng của chứng viêm ruột hoại tử cần được xác định để hiểu rõ về bệnh từ đó có phương pháp phòng ngừa. Những yếu tố ảnh hưởng này bao gồm tiếp xúc với mầm bệnh, thành phần thức ăn, stress từ môi trường sống và giảm kháng sinh trong thức ăn.
Enzyme thức ăn hỗ trợ đường ruột, đặc biệt là khi không có kháng sinh
Các khẩu phần ăn có nguồn gốc ngũ cốc bao gồm bắp, lúa mạch, lúa mạch đen, yến mạch hoặc lúa mì, chứa polysaccharides phi tinh bột khó tiêu hóa đối với gia cầm. Khi động vật ăn các thức ăn chứa polysaccharides phi tinh bột (NSP) sẽ làm tăng độ nhớt trong đường tiêu hóa, do đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự tiêu hóa các chất dinh dưỡng cần thiết. Những chất dinh dưỡng chưa tiêu hóa được này đi vào ruột non và dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn C. perfringens, hay nói cách khác môi trường giàu chất dinh dưỡng này sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn.
Một yếu tố ảnh hưởng khác chính là khẩu phần giàu protein. Trong ruột non, protein bị phân hủy thành ammonia và amine, do đó làm tăng độ pH và kích thích sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả C. perfringens. Các nguồn protein như bột cá, bột thịt xương, bột đậu nành và các sản phẩm từ hạt cây họ đậu nói chung có thể làm tăng nguy cơ viêm ruột hoại tử ở gia cầm. Các nguồn protein này chứa một lượng protein và amino acids không tiêu hóa tích tụ trong ruột tịt và làm chất nền cho C. perfringens phát triển.
Do đó, enzyme có thể là một giải pháp hữu hiệu khi phải xem xét các biện pháp ngăn ngừa viêm ruột hoại tử. Một phương pháp ngăn chặn chứng viêm ruột hoại tử là bổ sung enzyme protease chất lượng cao vào công thức thức ăn. Enzyme protease có thể làm giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử bằng cách cải thiện tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
Protease: Tối ưu tiêu hóa protein
Việc bổ sung một protease chất lượng cao, như CIBENZA® DP100 từ Novus International, tối ưu sự linh hoạt trong công thức, và tối ưu hóa năng lượng khẩu phần và tiêu hóa protein.
CIBENZA® DP100 là một protease phổ rộng có khả năng ổn định nhiệt, bổ sung cho các enzyme nội sinh của động vật để thủy phân các protein khó tiêu trong thức ăn gia súc. Nghiên cứu đã chứng minh CIBENZA® DP100 tăng cường tiêu hóa protein trong khẩu phần, tăng năng suất của động vật và làm giảm chi phí thức ăn so với các nguồn protease khác.
Việc đưa CIBENZA® DP100 vào khẩu phần cải thiện sự tiêu hóa protein có trong thức ăn, do đó cho phép bổ sung protein ít hơn vào khẩu phần ăn của gia cầm. Thứ hai, do sự tiêu hóa protein tăng lên, chỉ một ít protein không tiêu hóa đi đến ruột già. Do đó làm giảm quá trình lên men phân giải protein có thể dẫn đến sự hình thành các chất độc như amine sinh học, các hợp chất phenol, ammonia và các thành phần dễ bay hơi khác, gây hại cho sức khoẻ và giảm năng suất của gia cầm.
Vì CIBENZA® DP100 có hiệu quả trong việc giảm lượng protein không tiêu hoá được, nó sẽ để lại ít protein hơn cho sự phát triển của C. perfringens trong ruột, dẫn tới tỷ lệ viêm ruột hoại tử thấp hơn (Hình 2).
Hình 2. Ảnh hưởng lên mức Cp hồi tràng và các mức Serum AGP khi thêm CIBENZA® DP100.
Điều quan trọng là phải chủ động kiểm soát sự phát triển của viêm ruột hoại tử. Nhiều biện pháp phòng ngừa đã được khuyến nghị để giảm các nguy cơ tiềm tàng gây bệnh như sử dụng các phương pháp quản lý tốt, vắc-xin, probiotic, axit hữu cơ và các loại dầu thiết yếu. Khi kể đến sức khoẻ đường ruột, có nghĩa là giảm nguy cơ phát triển C. perfringens và sự hình thành viêm ruột hoại tử ở gia cầm. CIBENZA® DP100 mang lại giải pháp cần thiết để hỗ trợ đường ruột một cách tối ưu, tăng cường sức khỏe cũng như hiệu quả chăn nuôi và tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi.
Related news
Những bệnh do E. coli gây ra gọi là bệnh colibacillosis và ảnh hưởng đến tất cả các giống và tuổi của gà
Phytase là một trong những enzyme ngoại sinh được nghiên cứu nhiều nhất về việc ứng dụng nó vào chế độ dinh dưỡng ở động vật không nhai lại
Bổ sung bột lá thực vật vào khẩu phần ăn cho gà đã được nhiều người nghiên cứu song hầu hết các nghiên cứu thường phối hợp bột lá