Home / Hải sản / Tôm sú

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú (Phần 1)

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú (Phần 1)
Publish date: Monday. January 3rd, 2011

Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú
The procedure for intensive culture of Tiger shrimp 

tom-su-cai-tao ao nuoi
Chuẩn bị ao nuôi
tom-su-lua chon tom giong
Chuẩn bị tôm giống

1 Đối tượng và phạm vi áp dụng
1.1 Quy trình này quy định trình tự, nội dung và những yêu cầu kỹ thuật để nuôi thâm canh tôm sú (Penaeus monodon Fabricus 1798).
1.2 Quy trình áp dụng cho các cơ sở nuôi thâm canh tôm sú trong cả nước để đạt năng suất từ 3 đến 5 tấn/ha/vụ.

2 Điều kiện áp dụng
2.1 Địa điểm ao nuôi tôm
Nơi xây dựng ao nuôi thâm canh tôm sú phải theo đúng mức và yêu cầu quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Điều kiện tự nhiên ao nuôi thâm canh tôm sú

Điều kiện

Yêu cầu kỹ thuật

1. Nguồn nước

Vùng ven biển có nguồn nước mặn, lợ, ngọt không bị nhiễm bẩn do chất thải của các ngành sản xuất nông, công nghiệp và chất thải từ khu dân cư.

2. Độ mặn (phần ngàn)

Từ 10 đến 30 (thích hợp 15 - 25)

3. Độ trong (m)

0,4 - 0,5

4. Độ cứng CaCO3 (mg/l)

> 80

5. pH nước

7,5 - 8,5

6. H2S (mg/l)

< 0,02

7. NH3 (mg/l)

< 0,10

8. Chất đất

Đất thịt hoặc thịt pha cát, hoặc thịt pha bùn ít mùn bã hữu cơ có độ kết dính cao.

9. pH đất

> 5,0

10. Cao trình đáy ao

Cao triều hoặc trên cao triều.


2.2 Mùa vụ và thời gian nuôi

2.2.1 Thời gian nuôi một vụ: 3 - 4 tháng (nuôi từ Pl15).
2.2.2 Số vụ nuôi trong năm: 1 - 2 vụ
2.2.3 Tuỳ điều kiện thời tiết của mỗi khu vực, hàng năm thời gian thích hợp để nuôi thâm canh tôm sú như sau:
- Khu vực từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên-Huế: Từ thàng 4 đến tháng 7.
- Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận: Từ thàng 11 năm trước đến tháng 7 năm sau.
- Khu vực từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Kiên Giang: Từ thàng 12 năm trước đến tháng 7 năm sau.

2.3 Yêu cầu kỹ thuật đối với ao nuôi tôm
2.3.1 Hình dạng ao: Vuông, hoặc chữ nhật có tỷ lệ kích thước dài/rộng không lớn hơn 1,5/1,0.
2.3.2 Diện tích ao : Từ 0,5 đến 1,0 ha.
2.3.3 Đáy ao : Bằng phẵng, được đầm nén chặt; độ dốc về phía cống tiêu từ 0,5 đến 0,8 %.
2.3.4 Bờ ao- Yêu cầu không rò rỉ, không sạt lở.
- Chiều cao : Cao hơn mức nước lớn nhất trong ao 0,5 m.
- Mặt rộng : Từ 2,0 đến 2,5 m.
- Hệ số mái : Từ 1,0/1,0 đến 1,0/1,5.
2.3.5 Cống
- Số lượng cống : 2 cống (1 cống cấp và 1 cống tiêu đặt ở 2 bờ đối diện).
- Khẩu độ cống : Từ 0,3 đến 0,6 m.
- Vật liệu làm cống : Xi măng, composite, nhựa PPC.
- Cao trình đáy cống cấp : Cao hơn đáy ao 0,8 - 1,0 m.
- Cao trình đáy cống tiêu : Thấp hơn đáy ao 0,2 - 0,3 m.
2.3.6 Độ sâu nước ao nuôi: Từ 1,5 đến 2,0 m.
2.3.7 Mương : Có mương cấp và mương tiêu nước riêng biệt cho ao nuôi.
2.3.8 Ao xử lý- Ao lắng lọc xử lý nước cấp :
Có tỷ lệ từ 20 đến 25 % tổng diện tích ao nuôi.
- Ao xử lý nước thải : Có tỷ lệ từ 10 đến 15 % tổng diện tích ao nuôi.

2.4 Thiết bị và dụng cụ
Thiết bị và dụng cụ chủ yếu để nuôi thâm canh 1 ha tôm sú theo quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Thiết bị dụng cụ cho 1 ha ao nuôi thâm canh tôm sú

TT

Danh mục

Đơn vị

Quy cách

Số lượng

1

Chài

cái

Mắt lưới 2a = 15 mm

1

2

Vợt vớt bẩn trong ao

cái

Mắt lưới 2a = 10 mm

4

3

Sàng kiểm tra thức ăn

cái

Đường kính 0,4 - 0,8 m

6 - 8

4

Máy quạt nước

máy

2,5 kw

4 - 8

5

Máy bơm nước

máy

8 -15 cv

1

6

Máy nén khí

máy

HP

1

7

Máy đo pH

máy

Chỉ số từ 0 đến 14

1

8

Máy đo oxy hòa tan

máy

 

1

9

Máy đo độ mặn

máy

Đo từ 0 đến 100 %0

1

10

Thước đo độ sâu ao

cái

Vạch chia tới cm

1

11

Thước đo chiều dài tôm

cái

Vạch chia tới mm

1

12

Đĩa secchi

cái

Đường kính 25 cm

1

13

Nhiệt kế

cái

Đo từ 0 đến 1000C

1

14

Cân kỹ thuật loại nhỏ

cái

Cân tối đa 500 g

1

15

Cân đĩa và cân treo

cái

Cân tối đa 5 kg và 100 kg

1

16

Thuyền

thuyền

Trọng tải 0,5 tấn

1

17

Thau nhựa

cái

Dung tích 5 - 10 lít

4

18

Xô nhựa

cái

Dung tích 10 - 15 lít

4


2.5 Thức ăn:
Sử dụng thức ăn viên có chất lượng cao, đạt yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 102:1997 (Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm).
2.6 Giống:
Giống tôm sú nuôi thâm canh phải đạt yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 96:1996.

3 Nội dung quy trình nuôi tôm sú thâm canh

3.1 Chuẩn bị ao
Trước mỗi vụ nuôi tôm khoảng 16 - 20 ngày phải hoàn thành công việc chuẩn bị ao theo trình tự và nội dung những công việc sau:
3.1.1 Cải tạo ao cũTháo cạn nước trong ao, nạo vét, rửa sạch đáy ao (có thể dùng vòi bơm xả nước, rửa thật sạch lớp mùn bã hữu cơ lắng đọng ở đáy ao).
3.1.2 Khử chua
3.1.2.1 Đối với ao mới xây dựng và ao ở vùng chua, phèn, trước khi nuôi phải khử chua bằng biện pháp như sau:- Rắc đều vôi bột trên đáy ao và mặt trong bờ ao. Lượng vôi bột sử dụng tuỳ thuộc vào pH của đất được quy định cụ thể trong Bảng 3.

Bảng 3 - Lượng vôi để khử độ chua của ao nuôi tôm 

pH của đất ở đáy, bờ ao

Lượng vôi (kg/ha)

5,1 - 5,5

800 - 1000

5,6 - 6,0

500 - 800

6,1 - 6,5

200 - 500

6,6 - 7,0

100 - 200

 - Giữ ao khô trong khoảng 7 -10 ngày.
- Lấy nước đã xử lý lắng lọc theo quy định tại Điều 3.4.1 từ ao chứa vào ao nuôi qua lưới lọc có kích thước mắt lưới 2a = 5 mm, giữ ở mức nước ban đầu khoảng 0,5 - 0,6 m.
3.1.2.2 Đối với ao cũ bón vôi với lượng 100 - 200 kg/ha.
3.1.3 Diệt tạp
3.1.3.1 Loại thuốc diệt tạp
Có thể dùng một trong các loại thuốc diệt tạp sau đây để diệt tạp cho những ao không phải khử chua và bùn đáy ao đã được xử lý:
a. Hạt bồ hòn giã nhỏ (cỡ hạt 1 - 5 mm) hoặc hạt chè giã mịn với liều lượng 4 - 5 ppm;
b. Rotec với liều lượng 2,0 - 4,5 ppm.
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc diệt tạp trên đây, có thể sử dụng một số loại thuốc diệt tạp thương mại khác theo hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hoá.
3.1.3.2 Cách diệt tạp
- Tháo bớt nước ao sau khi đã khử chua đến mức còn khoảng 0,05 - 0,10 m.
- Rải đều thuốc diệt tạp trên đáy ao và duy trì trong khảng thời gian 8 - 10 giờ. Sau đó, tháo cạn nước ao rồi vớt hết các loại tôm, cá tạp chết trong ao.
- Lấy nước từ ao xử lý qua lưới lọc vào rồi lại tháo ra 1 - 2 lần để rửa sạch đáy ao.
- Sau đó, tiếp tục lấy nước từ ao xử lý qua lưới lọc vào ao cho tới khi đạt mức nước từ 0,5 đến 0,6 m.
3.1.4 Bón phân gây nuôi thức ăn tự nhiên
- Trước khi thả tôm giống 7 ngày, sử dụng phân vô cơ để bón cho ao với liều lượng như sau:
UREA : 20 - 25 kg/ha
Phân lân : 10 - 15 kg/ha
- Cách bón: hòa tan từng loại phân vô cơ và trong nước ngọt rồi tạt đều khắp mặt ao.
- Đối với những ao khó gây màu nước có thể dùng bột đậu nành với lượng 10 kg/ha để duy trì độ trong của nước ao khoảng 0,3 - 0,4 m trước khi thả tôm giống.
Sau 7 ngày, nếu chưa thả được tôm giống phải lặp lại biện pháp bón phân gây nuôi thức ăn tự nhiên trên đây cho ao nuôi tôm.

3.2 Thả tôm giống
3.2.1 Mật độ giống thả: Từ 25 đến 40 con/m2.
3.2.2 Qui cỡ giống thả: PL15 - PL20
3.2.3 Phương pháp thả
- Trước khi thả tôm giống phải tiếp tục lấy nước đã xử lý qua lưới lọc vào ao để đạt tới mức nước ao 0,7 - 0,8 m.
- Thao tác thả tôm giống theo quy định của tiêu chuẩn ngành 28TCN 95 -1994 (Giống tôm biển - Kỹ thuật vận chuyển).


Related news

Nuôi Cá Dìa Trong Ao Đất Kết Hợp Tôm Sú Nuôi Cá Dìa Trong Ao Đất Kết Hợp Tôm Sú

Cá dìa là một đặc sản của Thừa Thiên Huế, không chỉ người dân Huế mà cả khách du lịch đều biết đến giá trị thương phẩm của loài này. Nắm bắt nhu cầu thị trường, đồng thời được sự vận động của các cán bộ Trung tâm Khuyến ngư tỉnh, anh Nguyễn Văn Dưỡng ở thôn Triệu Thôn, xã Phú An, huyện Phú Vang đã mạnh dạn đầu tư hơn 5000 m2 ao đất của mình để nuôi cá dìa kết hợp với nuôi tôm sú.

Wednesday. July 31st, 2013
Chọn Tôm Sú Giống Bằng Cách Gây Sốc Chọn Tôm Sú Giống Bằng Cách Gây Sốc

Chọn tôm giống bằng cách gây sốc (stress test) là một phương pháp chọn tôm rất hiệu quả và đang được áp dụng rộng rãi cho các hộ nuôi tôm. Sau khi chọn được lô giống tốt bằng cảm quang, ta nên tiến hành gây sốc cho tôm để kiểm tra khả năng chịu đựng của tôm. Tôm có khả năng chịu đựng kém khi sốc thường là tôm bị nhiễm bệnh.

Wednesday. July 31st, 2013
Phương Pháp Kiểm Tra Đánh Giá Chất Lượng Tôm Giống Phương Pháp Kiểm Tra Đánh Giá Chất Lượng Tôm Giống

Có được phương pháp kiểm tra. Đánh giá chất lượng giống tốt là một việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn sản xuất. Bởi vì chất lượng giống có ảnh hưởng rất lớn đến công nghiệp nuôi tôm trên toàn thế giới.

Saturday. July 6th, 2013
Phòng Và Trị Bệnh Mềm Vỏ Kinh Niên Ở Tôm Phòng Và Trị Bệnh Mềm Vỏ Kinh Niên Ở Tôm

Bệnh mềm vỏ kinh niên là bệnh thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Biểu hiện của bệnh là sau khi lột xác, vỏ tôm không cứng lại được, vỏ thường bị nhăn nheo, dễ rách nát nên dễ bị cảm nhiễm của các tác nhân gây bệnh, tôm có vỏ mềm yếu, vùi mình dạt bờ. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng mềm vỏ của tôm.

Saturday. July 6th, 2013
Qui Trình Công Nghệ Nuôi Tôm Sú Công Nghiệp Qui Trình Công Nghệ Nuôi Tôm Sú Công Nghiệp

Nước mặn / lợ được đưa vào ao lắng, trữ lắng 7-10 ngày, sát trùng, diệt mầm bệnh bằng clorin 15-30ppm (theo qui trình sử dụng clorin).

Sunday. July 7th, 2013