Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

SSC hỗ trợ sản xuất ngô thương phẩm tại Lào Cai

SSC hỗ trợ sản xuất ngô thương phẩm tại Lào Cai
Publish date: Monday. August 17th, 2015

Năng suất đạt 18 tấn/ha

Theo Sở NNPTNT Lào Cai, đến hết năm 2014, toàn tỉnh có diện tích trồng ngô khoảng 34.600ha, với năng suất 30,1 tạ/ha, tổng sản lượng trên 117.000 tấn. 1/3 sản lượng ngô của bà con chủ yếu được sử dụng để chăn nuôi, làm thức ăn trong những tháng giáp hạt; số còn lại bà con tự tiêu thụ, bán cho các thương lái thu gom xuất khẩu đi Trung Quốc, nhưng giá cả bấp bênh, phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc.

Với mục tiêu hình thành và phát triển mô hình liên kết sản xuất ngô hàng hóa bền vững nhằm nâng cao nhận thức cho nông dân trong việc tiếp cận với sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung có sự tham gia chặt chẽ của 4 nhà (nhà nước – nhà khoa học – nhà nông – nhà doanh nghiệp); vụ xuân hè 2015, Sở NNPTNT Lào Cai chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam, Công ty Dekalb và UBND các huyện Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng, Mường Khương, Si Ma Cai xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất ngô bền vững với quy mô 105ha/13 xã, thị trấn, sử dụng giống ngô DK8868.

Đứng ngay tại đồi ngô mênh mông vàng óng chuẩn bị đến ngày thu hoạch với những bắp ngô trĩu hạt ở xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Sở NNPTNT Lào Cai chia sẻ: Với vụ đầu tiền thử nghiệm này, giống ngô DK 8868 đã cho năng suất 16-18 tấn/ha, thu nhập tương đương khoảng 42 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí, bà con có thể thu lời trên 30 triệu đồng/ha, nếu sản xuất 2 vụ thì thu nhập có thể trên 80 triệu đồng/ha. Đây là một điều rất đáng mừng trong sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân vùng cao. Với thành công bước đầu này, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này trong vụ hè thu tới để tiếp tục đánh giá.

Phương thức của mô hình này là công ty sẽ cung ứng trước giống, sau đó đào tạo kỹ thuật và thu mua sản phẩm, đó là một điều kiện rất thuận lợi cho bà con nông dân. Bà con bán ngô tươi ngay tại ruộng, không mất công trong việc tẽ hạt, phơi, công vận chuyển, đặc biệt là thu nhập ổn định – ông Tuấn cho biết thêm.

Hỗ trợ tối đa cho nông dân

 " Trong tương lai, SSC sẽ tiếp tục mở rộng, xây dựng các mô hình liên kết trở thành phong trào, tạo vùng sản xuất nguyên liệu bền vững cho doanh nghiệp và nông dân; đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp cùng tham gia vào mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa”.
Ông Trần Quốc Thạch  

Trong mô hình thí điểm này Dekalb là đơn vị sản xuất, SSC là đơn vị phân phối sản phẩm và trực tiếp ký hợp đồng bao tiêu với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, SSC cùng với doanh nghiệp An Nghiệp triển khai thu mua ngô thương phẩm. Với phương châm không để nông dân chịu thiệt thòi, SSC đã hỗ trợ tối đa cho bà con nông dân, từ chi phí vận chuyển cho đến giá thu mua. Tại Bản Cầm, giá thu mua ngô của SSC là 2.850 đồng/kg, trong khi giá thị trường chỉ có 2.400 đồng/kg bắp tươi.

Là một trong những hộ tham gia sản xuất theo mô hình, bà Hà Thị Hồng ở thôn Khẩu Cồ, xã Bản Cầm, vui mừng cho hay: “Giống ngô DK 8868 có nhiều ưu điểm: hạt nảy mầm đều, hạt to, lõi nhỏ, bắp dài. Những vụ ngô trước, bà con chúng tôi thường tự mua giống ngô để gieo trồng, mỗi gia đình mua một giống, một chủng loại, thường phải mua chịu ở chợ nên may rủi lắm. Giờ có các doanh nghiệp về cung ứng giống cho nợ, rồi lại thu mua ngô ngay tại ruộng nên bà con phấn khởi lắm. Đặc biệt, với giá 2.850 đồng/kg mà SSC thu mua cao hơn rất nhiều so với giá bán ngoài chợ, lại không phải bẻ ngô về phơi, không lo cất giữ bảo quản... đỡ vất vả nhiều lắm, chúng tôi rất mong mô hình hình này được nhân rộng hơn nữa để bà con nông dân yên tâm sản xuất”.

Ông Trần Quốc Thạch – Trưởng phòng Kinh doanh Chi nhánh Hà Nội của Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam cho biết: “Còn rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai mô hình do diễn biến thời tiết rất phức tạp, khô hạn kéo dài, thêm đó các xã triển khai đều thuộc địa bàn khó khăn, 80% diện tích của mô hình trồng trên đất nương đồi có độ dốc cao, đặc biệt giá ngô thị trường liên tục xuống giá... Dù vậy SSC vẫn hoàn thành tốt các cam kết và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng, hỗ trợ tối đa trong việc vận chuyển và giá thu mua cho bà con nông dân.


Related news

Cho phép nhập thịt bò Pháp đạt yêu cầu vào thị trường Việt Nam Cho phép nhập thịt bò Pháp đạt yêu cầu vào thị trường Việt Nam

Theo đại diện Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục đã có văn bản gửi Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội về việc cho phép nhập khẩu thịt bò không xương dưới 30 tháng tuổi từ Pháp vào Việt Nam, với điều kiện thịt nhập khẩu đạt các yêu cầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Monday. May 4th, 2015
Đổi thay nhờ tư duy mới Đổi thay nhờ tư duy mới

Đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất lúa nước giúp người dân giải phóng sức lao động, hình thành vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa, tăng hiệu quả kinh tế từ “bờ xôi ruộng mật”, góp phần đổi thay diện mạo nông thôn vùng lòng chảo.

Monday. May 4th, 2015
Phát triển chăn nuôi hướng thoát nghèo ở Keo Lôm Phát triển chăn nuôi hướng thoát nghèo ở Keo Lôm

Khai thác tiềm năng kinh tế nông – lâm nghiệp, trong đó phát triển chăn nuôi là thế mạnh, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Keo Lôm (huyện Điện Biên Đông) tích cực tuyên truyền, vận động người dân phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa bước đầu mang lại những tín hiệu khả quan trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Monday. May 4th, 2015
Hiệu quả bước đầu trong đào tạo nghề nông nghiệp Hiệu quả bước đầu trong đào tạo nghề nông nghiệp

Với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, nên khi Đề án 1956 triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, nông dân chủ yếu chọn nghề nông bởi nhiều lẽ...

Monday. May 4th, 2015
Nông dân huyện Cao Lãnh thu hoạch mè có lãi cao Nông dân huyện Cao Lãnh thu hoạch mè có lãi cao

Đến ngày 3/5/2015, nông dân huyện Cao Lãnh thu hoạch được 600/700ha mè vụ hè thu năm 2015, tập trung ở các xã Bình Hàng Trung, Mỹ Hội, Mỹ Thọ, An Bình, Nhị Mỹ, Tân Nghĩa và Phong Mỹ; năng suất đạt từ 1 – 1,5 tấn/ha.

Monday. May 4th, 2015