Kiểu Gen Mới Của Virus Đốm Trắng Và Virus Taura
Virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV) và virus gây hội chứng Taura (TSV) gần đây đã được phát hiện ở Ả-rập Xê-út. Để xác định nguồn gốc của những loại virus này, các nhà nghiên cứu thực hiện nghiên cứu kiểu gen của chúng và tìm thấy các kiểu gen mới trong cả hai hai loại virus được phân lập (WSSV, TSV) ở Ả-rập Xê-út.
Trong một số ổ dịch, nguồn gốc của virus đã được xác định bằng cách phân tích kiểu gen và diễn tiến của việc nuôi tôm, trực tiếp từ các cá thể tôm sống hoặc từ nguồn tôm trên thị trường hàng hóa. Đối với cả hai loại virus, các kiểu gen của 2 loại virus phân tích tại Ả Rập Saudi không giống như kiểu gen của 2 virus này ở các khu vực địa lý khác. Ít nhất một trong các trang trại tôm địa phương được biết đã sử dụng tôm bố mẹ tự nhiên (Penaeus indicus) từ Biển Đỏ, và đây có thể là nguồn gốc của các biến thể mới của virus đốm trắng WSSV.
Kiểu gen mới của virus Taura - TSV phân lập được ở Ả-rập Xê-út là khác biệt với kiểu gen của TSV phân lập được ở khu vực Đông Nam Á và Mỹ Latinh. Điều này chỉ ra rằng nguồn gốc của virus TSV ở Ả-rập Xê-út có lẽ không phải từ tôm nhập khẩu.
Các trang trại tôm nằm gần với nhau, vì vậy nếu một dịch bệnh lan truyền xảy ra trên một trang trại, nó có thể dễ dàng lây lan đến các trang trại gần đó do các loài chim biển mang mầm bệnh từ trại này sang trại khác. Cả hai loại kiểu gen mới của virus WSSV và TSV đã được tìm thấy trên các trang trại tương tự và có khả năng xuất phát từ cùng một nguồn gốc là Biển Đỏ.
Để loại trừ những loại virus này cần kiểm soát tôm bố mẹ tự nhiên bằng cách sử dụng các công cụ chẩn đoán nhạy cảm chẳng hạn như PCR (phản ứng chuỗi polymerase) và phát triển nguồn tôm giống sạch bệnh cho loài tôm P. indicus.
Related news
Các hợp chất nitrogen luôn được tái tuần hoàn trong ao thông qua 3 tiến trình: tái tạo, chuyển hóa và tiêu thụ. Thức ăn tôm cá là nguồn cung cấp nitrogen chủ yếu trong ao bởi vì nó chứa hàm lượng đạm protein tương đối có từ các nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn như bột cá, bột thịt xương, bột đậu nành.
Một nghiên cứu trên ao nuôi bị nhiễm EMS năm 2012 có thể giúp người nuôi tôm ngăn chặn được bệnh EMS bằng cách làm tốt các khâu kỹ thuật.
Cải tạo ao nuôi trước khi thả giống là yêu cầu rất cơ bản trong quy trình nuôi tôm nước lợ. Ao được cải tạo tốt sẽ hạn chế mẩm bệnh tồn lưu trong đất của vụ nuôi trước, kết hợp với các biện pháp nuôi nước, xử lý nước để thả giống sẽ giảm được thiệt hại do ao nuôi không còn mầm bệnh.
Trong nuôi trồng thủy sản, các thông số môi trường đóng vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển của các loài thuỷ sản và sực thành bại của vụ nuôi. Nói cách khác, thông số môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ sống, sinh trưởng, dinh dưỡng của vật nuôi.
Ths Dương Thị Thành và nhóm cộng sự ở Khoa Môi trường Trường ĐH Bách khoa TPHCM, đã nghiên cứu thành công việc ứng dụng sò huyết và tảo để xử lý nước thải ao nuôi tôm.