Nuôi thâm canh bò thịt đạt hiệu quả cao

Mô hình được triển khai tại xã Tây Vinh - huyện Tây Sơn với 10 hộ tham gia, mỗi hộ nuôi thâm canh 1 con bò thịt.
Mô hình nhằm chuyển giao cho nông dân những tiến bộ KHKT mới trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao; định hướng cho nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển nghề chăn nuôi bò thịt giống Zêbu mới.
Giống bò này có chất lượng thịt nổi bật, được phối lai từ giống bò chuyên thịt cao sản, có khối lượng sơ sinh cao, tốc độ tăng trọng nhanh, thịt có vân mỡ xen kẽ thớ thịt giúp thịt mềm và béo; bò thành thục sớm, hiệu quả sinh sản cao.
Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống cỏ voi để trồng làm thức ăn cho bò, 30% vật tư, được hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc...
Kết quả, qua hơn 6 tháng nuôi (từ tháng 4 - 10.2015), các điểm trình diễn đều đạt và vượt các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật so với yêu cầu đề ra.
Tăng trọng bình quân khi kết thúc nuôi 115kg/con/144 ngày, lượng thức ăn tinh bình quân cho 1 ngày là 1,25kg/con và lượng thức ăn xanh bình quân cho 1 ngày 15 kg/con.
Mô hình có tổng thu 191,688 triệu đồng; tổng chi 156,192 triệu đồng, lợi nhuận thu được 35,496 triệu đồng
Ông Nguyễn Văn Cỡ, nông dân tham gia mô hình, cho biết:
“Giống bò này không kén thức ăn, nhưng phải giữ chuồng trại thật sạch sẽ, tôi thấy bê con nhanh lớn và đạt hiệu quả cao hơn so với các con bê lai khác”.
Còn bà Nguyễn Thị Luyến, cũng tham gia mô hình, chia sẻ:
“Nuôi bò lai hướng thịt giai đoạn bê con, nuôi đúng quy trình hướng dẫn thì bò lớn rất nhanh, con bò tôi nuôi tăng trọng bình quân từ 500 gam đến 700 gam/ngày.
Bò nuôi nhốt tăng trọng nhanh hơn bò thả”.
Mô hình đã đem lại hiệu quả thực tế cho người nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao, tăng năng suất hơn so với cách nuôi bò truyền thống, đây cũng là tiền đề mở hướng xây dựng thương hiệu “Bò thịt chất lượng cao tại Bình Định”.
Related news

Ngày 25/10/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT (TT32) ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Nghề nuôi ong lấy mật từ hoa bạc hà đã có từ lâu ở Đồng Văn cũng như các huyện miền núi của tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, người nuôi chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ, không theo quy trình hợp lý nên sản lượng và chất lượng sản phẩm rất thấp.

Theo tin từ Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh trên 2,4 triệu con heo/năm. Trong đó, các trang trại và người chăn nuôi nhỏ lẻ cung cấp hơn 1,9 triệu con, doanh nghiệp Nhà nước gần 60 ngàn con, còn lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm tỷ trọng xấp xỉ 20%).

Hiện nay, diện tích cây sắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt trên 9.000 ha, năng suất bình quân khoảng 25 tấn/ha. Sắn đang là một trong những cây trồng mang lại nguồn thu nhập khá cho người dân vùng cao, vùng nông thôn. Vì vậy, việc canh tác sắn theo phương thức bền vững, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên đang trở thành vấn đề đáng quan tâm.

Năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu trên 134.000 tấn tiêu, thu về gần 900 triệu USD. Đây là giá trị cao nhất trong lịch sử ngành hồ tiêu Việt Nam từ trước đến nay. Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo, sản lượng của vụ mùa tiêu năm 2014 này của cả nước tăng không nhiều. Nhưng do nguồn cung tiêu trên thế giới sụt giảm nên giá tiêu xuất khẩu sẽ tiếp tục đứng ở mức cao.