Không chạy đua thành tích trong nông thôn mới mà hạ thấp tiêu chí

Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Nguyễn Hồng Lĩnh, Đặng Quốc Khánh; trưởng các đoàn công tác của BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo các địa phương và 28 xã dăng ký đạt chuẩn NTM năm 2015 cùng dự họp.
Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, 10 tháng qua, các địa phương trong toàn tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả khá toàn diện, nhất là số mô hình phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp chủ lực, số THT, HTX, DN tăng nhanh; việc chỉnh trang khu dân cư có nhiều chuyển biến tích cực…
Đặc biệt, số mô hình sản xuất có hiệu quả tăng thêm 2.210 mô hình có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên, trong đó có 2.027 mô hình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực (chiếm 91,7%).
Giám đốc Sở NN&PTNT Đặng Ngọc Sơn: Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế, nhất là tiến độ thực hiện tại các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015 còn chậm.
Riêng 28 xã đăng ký đạt chuẩn năm 2015, theo đánh giá của BCĐ NTM tỉnh, có 10 xã khả năng đạt chuẩn cao, 11 xã có khả năng đạt chuẩn nhưng phải nỗ lực cao và 7 xã khó có khả năng đạt chuẩn nếu không nỗ lực phấn đấu rất cao.
Giám đốc Sở Công thương Trần Nhật Tân:
Hiện nay, hồ sơ quản lý điện ở các xã hầu như không có.
Điện sản xuất ở nhiều địa phương chưa đạt công suất.
Tình trạng vi phạm hành lang lưới điện, cáp viễn thông đi chung với lưới điện diễn ra phổ biến tại các địa phương.
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế, nhất là tiến độ thực hiện tại các xã đăng ký đạt chuẩn NTM năm 2015 còn chậm.
Nhiều xã không thành lập mới được THT, HTX, DN.
Đặc biệt, đến nay vẫn còn 3 xã chưa có HTX.
Tiến độ giải ngân nguồn vốn trực tiếp Chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2015 còn chậm, nhất là vốn sự nghiệp mới chỉ đạt 51%, trong đó vốn phát triển sản xuất chỉ đạt 45%.
Tiến độ triển khai xây dựng các khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu tại các xã còn chậm, ngay cả tại các địa phương phấn đấu đạt chuẩn năm 2015 kết quả vẫn còn rất thấp.
Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh Nguyễn Văn Danh: Huyện tập trung chỉ đạo 2 xã Kỳ Thư, Kỳ Đồng hoàn thành các tiêu chí còn lại và đạt chuẩn trong năm 2015.
Riêng Kỳ Bắc là xã khó khăn, nếu tỉnh bổ sung nguồn để hoàn thành tiêu chí giao thông thì mới có khả năng về đích trong năm 2015.
Theo đánh giá của BCĐ NTM tỉnh, ngoài nguyên nhân khách quan vẫn còn một số địa phương chưa tập trung cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện; nhiều nội dung không đòi hỏi nguồn lực nhưng không được quan tâm để hoàn thành; một số sở, ngành chưa sâu sát, nắm bắt tình hình thực hiện tiêu chí ngành phụ trách để có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở; việc chỉ đạo xây dựng hoàn thành các công trình, dự án đã có kế hoạch đầu tư của các sở, ngành chưa được quan tâm…
Bí thư Đảng ủy xã Phúc Trạch Phạm Quang Ngọ cho rằng, khó khăn nhất tại địa phương là xây dựng các tiêu chí trường học, điện.
Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn ghi nhận nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người dân đã giành kết quả cao, toàn diện trên nhiều tiêu chí, nhất là trong phát triển, xây dựng mô hình SX-KD.
Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, cấp ủy chính quyền các cấp đã toàn diện hơn, không chỉ trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng, phát triển sản xuất mà còn trên các lĩnh vực văn hóa, môi trường, an ninh trật tự; một số xã khó khăn có bước chuyển vượt bậc; các ngành nắm số liệu chắc chắn hơn...
Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý các địa phương những tồn tại, hạn chế như: đời sống người dân các xã trong nhóm đăng ký đạt chuẩn còn khó khăn, số xã khó khăn còn nhiều mặc dù đây là những xã tốp đầu của tỉnh.
Theo Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh, điều đáng nói là một số tiêu chí không cần huy động nguồn lực nhưng vẫn không hoàn thành (hành lang lưới điện, hệ thống cây xanh, đời sống văn hóa); việc tổ chức thực hiện theo lộ trình một số công trình còn chậm…
Trong quá trình tổ chức chỉ đạo, một số địa phương thiếu kế hoạch, thiếu bài bản từ đầu để lên kế hoạc thực hiện; thiếu kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo chi tiết; vai trò đỡ đầu của các ngành có dấu hiệu chùng xuống.
Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn khẳng định quan điểm chỉ đạo của tỉnh là đặt chỉ tiêu phấn đấu mức cao nhất để có 52 xã đạt chuẩn NTM.
Đặc biệt, trong đánh giá phải khách quan, thực chất, không chạy đua thành tích, không vì để đạt chuẩn mà hạ thấp tiêu chí.
Để công nhận đạt tiêu chí phải có điều tra xã hội học về sự hài lòng của người dân.
Trong quá trình xây dựng NTM phải chú trọng thực hiện dân chủ cơ sở, nhất là công tác thu từ người dân; nợ đọng xây dựng cơ bản phải xem xét.
Về cơ chế khen thưởng, đối với những xã vượt kế hoạch đạt chuẩn NTM trước 2 năm sẽ được thưởng 2 tỷ đồng, vượt trước 1 năm sẽ được thưởng 1 tỷ đồng, đúng thời hạn sẽ được thưởng 500 triệu đồng.
Kết quả thực hiện tiêu chí đến ngày 5/11:
- Xã đạt chuẩn: 26 xã;
- Xã đạt từ 13 - 18 tiêu chí: 32 xã, trong đó có 18/28 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.
- Xã đạt từ 8 - 12 tiêu chí: 153 xã, trong đó có 10/28 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.
- Xã đạt dưới 8 tiêu chí: 20 xã, bao gồm Can Lộc (5 xã); Cẩm Xuyên (4 xã); TX Kỳ Anh (3 xã); Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê (2 xã); Thạch Hà, Kỳ Anh (1 xã).
Related news

Sáu tháng đầu năm 2015, diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL ước đạt 5.795 ha, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của Bộ NN và PTNT, quý I và II, ngành nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do XK giảm, nắng nóng kéo dài gây dịch bệnh lên cá, đồng thời giá cá không ổn định khiến người nuôi cân nhắc kỹ hơn trước mỗi vụ nuôi. Do đó diện tích nuôi cá tra của một số địa phương có xu hướng giảm như: Hậu Giang (giảm 24,2%), Tiền Giang (giảm 26%), Bến Tre (giảm 23,9%).

Đó là câu chuyện thoát nghèo, làm giàu của anh Huỳnh Văn Tám ở ấp Tân An, xã Tân Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Anh Tám là một trong những gương nông dân sản xuất giỏi, sáng tạo được khen thưởng cấp tỉnh năm 2014. Từ một hộ nông dân diện nghèo, sau nhiều năm cần mẫn lao động, áp dụng kỹ thuật canh tác, nay anh đã có cơ ngơi ổn định và cuộc sống khá sung túc.
Lợi dụng việc nhiều nhà vườn đang săn tìm nhãn tím giống về trồng, nhiều thương lái mua cành chiết rồi bán lại với giá trên trời.

Đây là loài ăn trái thuộc cây bản địa, thường xuất hiện ở núi Cấm, Cô Tô, núi Dài lớn… dưới dạng trồng xen với tán rừng, không có vườn chuyên canh. Tuy vậy, cây bơ vẫn được xem là đặc sản vùng Bảy Núi, do hương vị thơm ngon và chất lượng trái có thể sánh với bơ miền Đông và Tây Nguyên.

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Bến Lức đã chọn cây chanh làm cây trồng chủ lực. Huyện Bến Lức hiện có khoảng trên 4.000 ha diện tích trồng chanh, tăng gần 600 ha so với năm 2014, tập trung ở các xã: Thạnh Hòa, Thạnh Lợi, Bình Đức, Lương Hòa, Lương Bình…