Kiên Giang Xuất Khẩu Cá Biển Nuôi Sang Trung Quốc
Ngày 5-12, Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang vừa phê duyệt dự án vận chuyển cá biển nuôi tại Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo dự án, Công ty TNHH thủy sản Lê Gia là đơn vị thực hiện; đối tác nước ngoài, chủ tàu Trung Quốc, Hong Vu Trading company limited và địa điểm thực hiện dự án là các xã đảo thuộc các huyện Kiên Hải, Kiên Lương.
Phía đối tác nước ngoài chịu trách nhiệm cung cấp tàu hai đáy chuyên dụng vào các vùng nuôi cá thu mua sản phẩm thủy sản và cung cấp con giống cho nông dân khi có nhu cầu. Công ty TNHH thủy sản Lê Gia chịu trách nhiệm chính trong việc giao dịch mua bán, thanh toán với nông dân và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong thời gian tàu Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam.
Thời gian thực hiện dự án đến ngày 30-12-2016.
Được biết, cá nuôi tại các xã đảo của tỉnh Kiên Giang chủ yếu là cá mú và cá bóp, nuôi bằng lồng bè trên biển. Thời gian qua, các loại hải sản này giảm giá mạnh, trong khi đó chí phí nuôi lại tăng cao, nhiều nông dân đã phải “treo” bè vì thua lỗ.
Related news
Những năm qua, nhờ phát triển diện tích cây màu mà đời sống của người dân xã Hồng Minh (Hưng Hà - Thái Bình) được nâng lên rõ rệt. Trong đó, phải kể đến những giá trị và hiệu quả mà cây đậu tương mang lại cho vùng đất này.
Vừa bước vào niên vụ mía 2015 - 2016, trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã có 150ha mía bị bệnh trắng lá. Người trồng mía đang lo ngại nếu trời mưa xuống khả năng bệnh trắng lá mía sẽ bùng phát trở lại.
Vụ Hè Thu 2015, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định và Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát, nông dân xã Cát Tài (Phù Cát) tiếp tục thực hiện mô hình (MH) cánh đồng mẫu lớn sản xuất đậu phụng với hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi gắn với bao tiêu sản phẩm, diện tích 30 ha, bằng giống đậu L14; Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Tất Thắng (ở tỉnh Đắk Nông) ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Đối chứng giữa nông dân thực hiện mô hình “Cánh đồng lớn” và nông dân sản xuất theo tập quán thông thường, tính trung bình qua 3 vụ sản xuất, nông dân tham gia mô hình “Cánh đồng lớn” giảm 11,2% chi phí phân bón; giảm gần 10% chi phí canh tác (làm đất, bơm nước, giặm lúa, thu hoạch) và giảm 5,9% tổng chi phí nên tổng thu nhập tăng 8,2%, lợi nhuận tăng 35,2%.
Nhà nông Trịnh Văn Tùng (thôn Nam Hiệp 1, xã Ka Đô, Đơn Dương, Lâm Đồng) chọn biện pháp sản xuất đa canh nhiều loại rau khác trên đất trồng cây cà chua truyền thống, tạo ra chuỗi giá trị nông phẩm thông thương đầu vào - đầu ra...