Yên Lập năng suất lúa chiêm xuân ước đạt trên 55 tạ/ha

Vụ này toàn huyện gieo cấy 2.650ha, đạt 100% KH, trong đó lúa lai chiếm trên 50% diện tích. Do thời tiết thuận lợi, có mưa đều rải vụ nên không có diện tích bị hạn, ít sâu bệnh, cây lúa phát triển tốt. Huyện chỉ đạo các xã, thị trấn ưu tiên tối đa trà xuân muộn nên lúa sinh trưởng đều, thời vụ cập với các huyện vùng ngoài.
Đến đầu tháng 5 hầu hết các trà lúa đã trổ đòng vào chắc, chín, khả năng từ 20-25/5 sẽ thu hoạch rộ. Những xã có khả năng đạt năng suất từ 56-58 tạ/ha là Xuân Thủy, Xuân Viên, Mỹ Lung, Mỹ Lương, Thượng Long, Đồng Thịnh, Minh Hòa…
Thời gian này, huyện chỉ đạo các xã theo dõi sát đồng ruộng đề phòng phát sinh rầy hại cục bộ; các ruộng chín tập trung thu hoạch ngay đề phòng mưa xuất hiện ảnh hưởng đến năng suất. Sau thu hoạch, khẩn trương làm đất, chuẩn bị gieo cấy lúa mùa, phấn đấu hoàn thành kế hoạch gieo cấy gần 6.200ha lúa trong năm 2015.
Related news

Phước Kháng là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Bắc, với gần 100% dân số là đồng bào dân tộc Raglai. Trong chiến tranh, nhân dân Phước Kháng đoàn kết, một lòng theo Đảng, đấu tranh bảo vệ quê hương. Phát huy truyền thống đó, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào dân tộc Raglai ở Phước Kháng hôm nay đang tích cực lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Nông dân Nguyễn Đức Minh, 48 tuổi, kiên trì bám “nước” làm giàu trở thành điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước ở xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải.

Sau khi thu hái trái điều chín tách hạt, đem ủ với bột sắn, hoặc rơm khô theo tỷ lệ 6% và 9%. Thời gian ủ trái điều trên 90 ngày là vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm. Sử dụng loại sản phẩm này làm thức ăn cho bò khi khan hiếm cỏ tươi. Bò sử dụng nguồn thức ăn bổ sung này đã phát triển và sinh trưởng tốt, tăng trọng cao.

Trong đó, diện tích sản xuất muối công nghiệp của các doanh nghiệp như Đầm Vua, Tri Thủy chiếm trên 700 ha, còn lại là diện tích sản xuất muối thương phẩm của diêm dân các xã Nhơn Hải, Tri Hải, Phương Hải và thị trấn Khánh Hải khoảng 450 ha, tăng gần 120 ha so với năm 2008.

Anh Nguyễn Văn Thắng là người đầu tiên “di thực” cây trôm từ vùng đất đồi núi Hòn Bà thuộc xã Phước Nam về trồng trên đồng đất màu mỡ xã Nhơn Sơn cho mủ chất lượng cao.