Khuyến Cáo Nông Dân Tạm Dừng Thả Tôm Nuôi Trái Vụ Ở Cà Mau

Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau khuyến cáo nông dân: Vào thời điểm này nên tạm dừng việc thả tôm nuôi, nhằm tránh những rủi ro. Đây là vụ thả nuôi trái vụ, mặt khác do thời tiết khô hạn gay gắt nên nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nếu thả tôm nuôi vào thời điểm này sẽ không hiệu quả, thậm chí sẽ bị lỗ do chi phí đầu tư cao.
Tỉnh Cà Mau có tổng diện tích nuôi tôm lên tới 290.000 ha. Đây đang là thời điểm mùa khô, trái vụ mùa nuôi tôm, bà con thường phơi đất, cải tạo ao đầm để chờ mùa mưa xuống mới thả tôm nuôi. Tuy nhiên, hàng năm có vài ngàn hộ nông dân vẫn thả tôm nuôi trái vụ với tổng diện tích lên tới 3.000 - 5.000 ha. Ông Trần Văn Giang, nông dân có kinh nghiệm nuôi tôm nhiều năm ở xã Tân Hưng, huyện Cái Nước cho biết, nuôi tôm mùa khô nếu may mắn sẽ trúng đậm, nhưng năm nay điều kiện thời tiết không thuận lợi, nắng hạn gay gắt làm cho ao đầm bị khô nước.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau: Hiện nay, 90% diện tích đất nuôi trồng thủy sản đã khô nước, 50% số hộ dân nuôi tôm trái vụ đã "trắng" tay, bình quân mỗi hộ thua lỗ từ 5 - 10 triệu đồng; song, hiện nay vẫn còn hàng trăm hộ vẫn tiếp tục thả tôm nuôi, bất chấp thời tiết không thuận lợi. Nếu như nuôi tôm bằng hình thức quảng canh hoặc quảng canh cải tiến không thuận lợi, thì nuôi tôm công nghiệp cũng không khá hơn.
Toàn tỉnh có 5.000 ha đất nuôi tôm công nghiệp, nhưng vụ mùa đầu năm nay gặp thất bát, nhiều hộ bị lỗ nặng do chi phí đầu tư cho nuôi tôm công nghiệp cao gấp 10 lần chi phí nuôi quảng canh. Được biết, từ đầu năm đến nay, sản lượng nuôi trồng thủy sản chỉ đạt 45.000 tấn, thấp hơn nhiều so cùng kỳ. Báo hiệu một năm kinh tế thủy sản đứng trước nhiều khó khăn.
Related news

Chiều 28/1, Chi Cục bảo vệ Thực vật tỉnh phối hợp với Công ty bảo vệ Thực vật An Giang tổ chức cấp phát thuốc và hướng dẫn nông dân Hợp tác xã nông nghiệp Hòa Kiến 3 (TP Tuy Hòa) phun thuốc đặc trị Fuan phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa.

“Cứ ngỡ sau trận lũ lớn hồi giữa tháng 11.2013 thì ruộng sẽ sạch chuột, ốc bươu vàng (OBV). Vậy mà không ngờ, chuột vẫn kéo đàn, kéo đống về lượm giống; còn OBV thì ăn sạch lúa non.

Bằng sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ đầy tâm huyết của các nhà máy đường mà vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp (vùng mía trọng điểm của tỉnh và khu vực ĐBSCL) ngày một đổi thay. Xuân Giáp Ngọ năm nay, bà con trồng mía nơi đây đón Tết trong không khí phấn khởi bên những cải tiến về khoa học kỹ thuật, công trình đã và đang được đầu tư.

Ngày 31-1 (mùng 1 tết), một số nông dân có ao, hồ, bè nuôi cá nước ngọt với diện tích lớn cho biết, dịp tết Nguyên đán năm nay các loại cá nước ngọt đều ế hàng và giá giảm từ 2-4 ngàn đồng/kg so với ngày thường. Cụ thể, giá cá điêu hồng nông dân bán tại hồ, bè chỉ còn 32-33 ngàn đồng/kg, cá chép còn 40-42 ngàn đồng/kg, cá lóc 27-28 ngàn đồng/kg...

Năm nay, nhờ dưa hấu được giá nên nhiều gia đình nông dân trồng dưa ở huyện Ea Súp (Dak Lak) có nguồn thu nhập đáng kể. Tại thời điểm này, dưa hấu có trọng lượng từ 4 kg trở lên đang được thương lái mua tại ruộng với giá 10.000 đồng/kg để xuất sang thị trường Trung Quốc.