Không Nên Vội Vàng Thu Hoạch Tôm Nuôi
Những ngày qua, người nuôi tôm ở Cà Mau tập trung ồ ạt thu hoạch tôm nguyên liệu dù giá bán ra đang xuống thấp. Đây là nguyên nhân dẫn đến giá tôm tiếp tục giảm sâu bởi nguồn cung ứng cho chế biến xuất khẩu tại các nhà máy đang dư thừa.
Được biết, nguyên nhân ban đầu do Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ra phán quyết chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập khẩu vào nước này với mức từ 4,98 - 25,76% (tính từ tháng 2-2012 đến 31-1-2013), trong đó Cà Mau có 8 doanh nghiệp xuất khẩu chịu mức thuế trung bình 6,37% so với 0% như trước đây.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi kháng kiện lên Tòa án Thương mại quốc tế Hoa Kỳ về việc DOC áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôm xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Cùng với đó, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Cà Mau đang tích cực mở rộng thị trường sang các nước có tiềm năng, tránh phụ thuộc thị trường Hoa Kỳ.
Ngành Nông nghiệp khuyến cáo người nuôi không nên nóng vội thu hoạch tôm, tránh tình trạng dư thừa, vô hình trung tạo áp lực cho thị trường, làm giảm giá trị tôm nguyên liệu, thiệt hại cho người sản xuất.
Related news
Hiện tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh đối với loại hình nuôi công nghiệp và đang thâm nhập loại hình quảng canh truyền thống. Tuy nhiên, người dân còn thiếu thông tin về giá cả, loại giống và chất lượng, vì thế không ít chủ đầm tôm công nghiệp đổ nợ vì tôm chết.
Thời ấy giá 1 ký dông giống lên đến 450.000 đồng, mặc dù vậy nhiều người vẫn bỏ ra một khoản tiền lớn để nuôi động vật này. Đến nay, do nhu cầu tiêu thụ dông của các nhà hàng trong đất liền xuống thấp, người nuôi dông ở Phú Quý bị điêu đứng vì đầu ra. Thời điểm mà nghề nuôi dông trên đảo ăn nên làm ra là vào đầu năm 2008 đến cuối năm 2012.
Tuy nằm sâu trong ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau nhưng để tìm đến nhà anh Nguyễn Trung Kiên không khó, bởi trong ấp ai cũng biết đến anh. Anh trở thành người “nổi tiếng” cách đây khoảng hơn 1 năm nhờ vào mô hình nuôi gà nòi lai F1 trên đệm lót sinh học bằng men balaza N01.
Những năm gần đây, nhờ tận dụng lợi thế đất đai và tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau, quả an toàn, huyện Mỹ Đức đã có nhiều sản phẩm nông sản được gắn nhãn VietGAP như: Rau, táo, nhãn..., tạo tiền đề để địa phương phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, bền vững.
Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ (Gia Lai), đến thời điểm này, diện tích cây hồ tiêu trồng mới trên địa bàn huyện là 150 ha, nâng tổng diện tích cây hồ tiêu trên toàn huyện lên 320 ha.