Không lấy trực tiếp nguồn nước đang bị ô nhiễm vào ao nuôi

Theo đó, người dân không lấy trực tiếp nước từ nguồn nước đang bị ô nhiễm vào ao nuôi; sử dụng một số sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản thuộc danh mục được phép lưu hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như: men vi sinh, zeolite... để cải thiện chất lượng nước ao nuôi, hạn chế thay nước; nên có ao chứa để lắng và xử lý nước bằng vôi, thuốc tím hoặc các sản phẩm có tác dụng xử lý nước như Virkon A, Fresh water, Iodine… trước khi đưa vào ao nuôi.
Đối với hình thức nuôi lồng, vèo đã đến thời điểm thu hoạch cần tiến hành thu hoạch ngay, trường hợp chưa thể thu hoạch thì cần phải tăng cường sục khí và có biện pháp xử lý nước phù hợp hoặc di chuyển cá nuôi vào trong ao để tránh gây thiệt hại; cần quản lý tốt việc cho ăn nhằm giảm tác nhân gây ô nhiễm môi trường ao nuôi, đồng thời, phải tăng cường sức đề kháng cho cá nuôi bằng cách bổ sung Vitamin C vào khẩu phần ăn của cá.
Ngoài ra, có thể tham khảo ý kiến của cán bộ khuyến nông, thủy sản địa phương nơi gần nhất hoặc cán bộ chi cục thủy sản để có biện pháp phù hợp đối với điều kiện cụ thể của từng nông hộ.
Related news

UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Chỉ thị cấm các tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản dưới mọi hình thức trong hồ Dầu Tiếng vào mùa sinh sản từ ngày 1.7 đến 30.9 hằng năm, đặc biệt tại các bãi cá đẻ như Khu rừng cấm, Ao 10 mẫu, Hóc Cò, Vàm Suối Đông... Báo Tây Ninh cũng không ít lần phản ánh. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện, vẫn còn nhiều người đánh bắt cá vào mùa sinh sản trong hồ Dầu Tiếng.

Thời gian qua, các ngành chức năng và chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng cố ý đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm, các sản phẩm tôm có chứa tạp chất. Tuy nhiên, kết quả chưa triệt để, tình hình vi phạm vẫn xảy ra.

Tính đến đầu tháng 8, các DN, nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã ký hợp đồng bao tiêu gần 100% diện tích mía trong dân, với giá tương đương so với năm 2014.

Bước vào vụ mùa 2015, toàn tỉnh gieo trồng 58.230 ha, trong đó cây lương thực 44.650 ha, chủ yếu là lúa với 40.000 ha. Trong điều kiện khó khăn về thời tiết, tình hình sâu bệnh…việc chỉ đạo sản xuất đạt hiệu quả đang được ngành nông nghiệp tỉnh tập trung quyết liệt…

Ngày 12-8, thanh tra của Bộ NN&PTNT phối hợp với sở ngành tại Đồng Nai làm việc với Công ty cổ phần nông nghiệp quốc tế Anco và Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.