Không Để Tác Động Tâm Lý Làm Giá Tôm Giảm Mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá tôm nội địa trong tháng 3/2014 có nhiều biến động mà nguyên nhân chính được nhận định là do ảnh hưởng của quyết định sơ bộ thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn từ 1/2/2012 đến 31/1/2013 (POR8).
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh ĐBSCL, giá tôm chân trắng và tôm sú nguyên liệu có chiều hướng giảm sút từ đầu tháng 3, trong đó tôm chân trắng giảm liên tục và rõ rệt hơn. Cụ thể, tại Cà Mau, ngày 3/3/2014, tôm sú 20 con/kg giảm 20.000 đồng/kg, tôm 40 con/kg giảm 15.000 đồng/kg.
Tôm chân trắng cũng giảm từ 9.000- 15.000 đồng/kg tùy cỡ. Đến 27/3/2014, giá tôm chân trắng tiếp tục giảm mạnh hơn nữa với mức giảm từ 16.000 - 26.000 đồng/kg. Diễn biến giá tôm cũng xảy ra tương tự tại Sóc Trăng nhưng mức giảm giá nhẹ hơn so với tại Cà Mau, chỉ từ 2.000 - 7.000 đồng/kg.
Xu hướng giảm giá tôm nguyên liệu đã tác động không nhỏ tới tâm lý người nuôi dẫn tới tình trạng thu hoạch tôm ồ ạt khiến sản lượng vượt quá công suất chế biến của các nhà máy và vượt nhu cầu xuất khẩu của doanh nghiệp, làm áp lực hàng tồn kho tăng cao. Trong khi, thời điểm hiện nay không phải là mùa tiêu thụ của nhiều thị trường lớn trên thế giới nên nhu cầu khách hàng nhập khẩu chỉ ở mức trung bình.
Kết quả sơ bộ POR8 cũng đã phần nào tác động tới tâm lý của các nhà nhập khẩu nước ngoài. Do mức thuế cao bất thường khiến họ thận trọng hơn trong ký kết các đơn hàng với các nhà cung cấp tôm Việt Nam dù đây mới chỉ là kết quả sơ bộ.
Đến thời điểm này, nguồn cung tôm cho thị trường thế giới chưa có dấu hiệu hồi phục thật sự sau đại dịch EMS trong khi Việt Nam đang là một trong những nước cung cấp tôm quan trọng.
Để tránh thiệt hại do tác động tâm lý không đáng có như thời gian vừa qua, VASEP khuyến cáo, người nuôi tôm nên bình tỉnh, theo dõi tình hình thị trường, hạn chế thu hoạch ồ ạt trong thời điểm hiện nay, nhằm giảm áp lực hàng tồn kho lên các nhà máy chế biến, không tạo ra cơ hội cho khách hàng nước ngoài ép giá làm giảm giá tôm nguyên liệu trong nước.
Đối với các nhà chế biến, giữ giá thu mua tôm nguyên liệu ở mức ổn định hơn sẽ góp phần tạo thêm niềm tin cho người nuôi, tạo sự ổn định lâu dài hơn đối với nguồn cung nguyên liệu trước khi kết quả cuối cùng POR8 được công bố (dự kiến vào tháng 9 tới) và thực sự có tác động.
Related news

Từ phong trào này, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất và có trên 60% số hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, kinh doanh tổng hợp. Các hội viên SXKD giỏi đã phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ những hộ có điều kiện kinh tế khó khăn.

Ngay sau khi nhà máy chế biến sơ ri được khởi công, chúng tôi đã tìm đến ông Nguyễn Văn Thông, người gắn bó cả đời với cây sơ ri Gò Công; đồng thời là Chủ nhiệm HTX Sơ ri Bình Ân (Gò Công Đông).

Phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, trên địa bàn huyện Mường Ảng đã xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi. Trong đó có ông Lường Văn Tụi ở bản Bua, xã Ẳng Tở phát triển kinh tế mô hình VAC. Hàng năm mô hình kinh tế của ông cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Với nhiều hoạt động thiết thực giúp hội viên nông dân vươn lên phát triển kinh tế, nổi bật là hoạt động ủy thác cho vay vốn, Hội Nông dân tỉnh đã trở thành “cầu nối” quan trọng đưa nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Từ đó góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Con số mà ông Hương cập nhật đến hết tháng 5/2014 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước trong 5 tháng đã đạt 472 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ 2013. Với con số này, rau quả Việt Nam tiếp tục giữ vững uy tín và vị thế tại những thị trường chủ lực như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore…