Khoai lang tím Vĩnh Long vừa trồng vừa lo
Ngày 16-6, ông Võ Văn Theo, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Bình Tân (tỉnh Vĩnh Long) thông tin: “Trong ngày hôm qua, giá khoai lang tím Nhật ở mức 270.000 đồng/tạ (60kg), với giá này nông dân có lời từ 2 triệu-3 triệu đồng/công (1.000m2). Nhưng giá khoai lên xuống thất thường, từ đầu tháng đến nay, có lúc giá còn 220.000 đồng/tạ và có khi tụt xuống chỉ còn 100.000 đồng/tạ, với giá này thì nông dân lỗ nặng”.
Nông dân Lê Văn Quang (ngụ xã Thành Đông, huyện Bình Tân), than: “Cách đây vài ngày, thương lái đến ruộng khoai của tui mua nhưng họ thấy quá cỡ chỉ mua với giá 50.000 đồng/tạ. Tôi trồng 10 công, với giá trên cộng với tiền thuê đất trồng khoai lang, vụ này đã lỗ khoảng 120 triệu đồng”.
Huyện Bình Tân đã thu hoạch được khoảng 6.000/8.000 ha khoai lang. Theo tính toán của nhiều hộ dân, nếu 1 ha khoai lang cho năng suất từ 45-50 tạ/công và bán với giá từ 150.000-200.000 đồng/tạ thì người dân đã lỗ từ 4-5 triệu đồng/công. Không những vậy, năm nay sâu bệnh hoành hành, nhiều ruộng khoai khi thu hoạch đã bị sâu hơn phân nửa.
Bị sâu bệnh tấn công, khoai mất mùa, bán giá thấp nên nhiều nông dân trồng khoai lang thua lỗ.
“Chỉ có duy nhất vào năm 2011, giá khoai lang tím Nhật hơn 1 triệu đồng/tạ, nhiều nông dân trồng 1 vụ đã thành tỉ phú. Khoai lang tím Nhật chỉ xuất qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc nên phụ thuộc rất lớn vào thị trường này. Gần đây bên đó họ chậm “ăn hàng" nên làm giá khoai lang trong nước giảm xuống. Trong khi khoai lang tím Nhật không tiêu thụ được nội địa do người dân chỉ quen ăn khoai lang trắng” - ông Theo phân trần.
Related news
Dù đã sửa đổi, bổ sung, lấy ý kiến từ nhiều cơ quan, đơn vị trong gần 2 năm qua, Đề án “Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là đề án) vẫn bị cho là không sát thực tế.
Gần 40 năm gắn bó, phát triển giống nhãn trái mùa, nông dân Triệu Tiến Ích đã phát triển được giống nhãn của riêng mình, mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Ông đã vinh dự trở thành 1 trong 10 Công dân ưu tú Thủ đô năm 2015.
“Phải đưa nghị định quản lý thức ăn chăn nuôi thành pháp lệnh hoặc luật quản lý thức ăn chăn nuôi như nhiều nước, mới đủ sức mạnh xử lý vi phạm.
Khai thác hải sản tại xã Bình Minh (Thăng Bình) đã có những chuyển biến vượt bậc nhờ ngư dân biết cách tiếp cận các cơ chế hỗ trợ của Nhà nước để đóng tàu lớn vươn khơi và áp dụng đa dạng ngành nghề sản xuất.
Tại buổi làm việc bàn các giải pháp thúc đẩy nuôi thủy sản ở vùng đông được UBND tỉnh tổ chức ngày 27.10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh chỉ đạo ngành thủy sản và các địa phương cơ cấu lại đối tượng nuôi mới trên các diện tích nuôi tôm thiếu hiệu quả ở vùng triều ven sông.