Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khoai Lang Hoàng Long Hướng Phát Triển Kinh Tế Từ Cây Đặc Sản

Khoai Lang Hoàng Long Hướng Phát Triển Kinh Tế Từ Cây Đặc Sản
Publish date: Friday. January 30th, 2015

Khoai lang Hoàng Long là loại cây đặc sản của Ninh Bình có thịt củ bở, màu vàng, bùi, ngọt dịu và có mùi thơm đặc trưng. Tuy nhiên, thời gian qua, giống cây này đã bị thoái hóa dẫn đến năng suất, chất lượng không cao. Gần đây, giống khoai lang Hoàng Long đang được phục tráng, hứa hẹn giúp tăng năng suất, chất lượng và mở rộng diện tích sản xuất.

Thạc sỹ Trịnh Thị Thanh Hương (Viện Di truyền Nông nghiệp) cho biết: Trong quá trình sản xuất, khoai lang được nhân giống chủ yếu bằng phương thức vô tính, người dân để giống bằng cách cắt các đoạn dây để làm giống cho vụ sau mà không tìm hiểu sâu xa về bản chất di truyền của giống. Do vậy, giống khoai lang Hoàng Long ở Ninh Bình hầu như đã bị thoái hóa, cho năng suất không cao và phẩm chất giảm, lẫn tạp nhiều.
Trong thời gian 3 năm, từ tháng 4-2012 đến nay, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, phục tráng giống này bằng phương pháp truyền thống kết hợp với sử dụng chỉ thị phân tử RAPD, tương ứng với cách phục tráng giống khoai lang từ dây và từ củ. Đến nay đã cho sản xuất thử nghiệm tại xã Phú Sơn và xã Yên Quang (Nho Quan) với tổng diện tích là 6ha. Ước năng suất trung bình đạt từ 7 - 9 tấn/ha.
Về kỹ thuật mới trồng giống khoai lang Hoàng Long phục tráng: Mật độ trồng cây giống được áp dụng là 38.000 hom/ha. Mỗi ha gieo trồng cần 2 tấn phân hữu cơ sinh học, 150 kg urê, 250 kg phân lân và 150 kg kali.
Thời kỳ bón lót, rải phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh xuống dưới, tiếp theo là bón vôi bột để khử trùng nước, super lân, urê và kali. Trong giai đoạn bón thúc lần 1 sau khi trồng từ 20 - 25 ngày, người dân cần bổ sung urê, kali cho cây, kết hợp xới đất, làm sạch cỏ và vun nhẹ. Tiếp tục bón thúc lần 2 sau khi trồng 40 – 45 ngày.
Do chủ động về công nghệ và nhân nhanh giống nên giá thành của giống giảm và chất lượng sẽ tốt hơn vì phục tráng được chính xác giống khoai Hoàng Long. Các đơn vị, cá nhân có thể dễ dàng đặt mua giống tại Phòng Nông nghiệp huyện Nho Quan và Trung tâm Thực nghiệm Sinh học nông nghiệp công nghệ cao - Viện Di truyền nông nghiệp phục vụ cho canh tác.
Là một hộ tham gia mô hình trồng thử nghiệm, bà Đinh Thị Chi, thôn Yên Thủy cho biết: Gia đình tôi nhận giống trồng thử trên diện tích khoảng 400m2, giờ đã bắt đầu thu hoạch. Khoai rất ngon, thơm, lòng vàng, chất lượng khoai so với trước đã được cải thiện nhiều. Phía Trung tâm tập huấn kỹ thuật có thông báo sẽ thu mua hết số khoai thử nghiệm này với giá 6.000 đồng/kg, tổng cộng gia đình tôi thu được hơn 2 triệu đồng.
Thị trường tiêu thụ luôn là yếu tố quyết định sự sống còn của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đối với khoai lang Hoàng Long nếu khoai lang được phục tráng, nhân rộng mà đầu ra cho sản phẩm thiếu ổn định, giá thành bấp bênh, tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng người nông dân bỏ giống để tìm đến những phương án sản xuất khác, như thế không khác nào bỏ phí thời gian nghiên cứu của các nhà khoa học.
Vì vậy, cần tìm ra thị trường thực sự có nhu cầu ổn định giúp người nông dân tiêu thụ được sản phẩm mới có thể phát triển giống cây đặc sản của địa phương.
Chia sẻ về những băn khoăn trên, bà Trịnh Thị Thanh Hương cho biết: Đối với diện tích trồng thử nghiệm, Trung tâm sẽ thu mua hết sản phẩm. Thời gian sau, khi cây giống được mở rộng diện tích gieo trồng, chúng tôi sẽ phối hợp với địa phương, liên hệ với các doanh nghiệp, siêu thị, điểm du lịch... để tìm thị trường tiêu thụ cho người nông dân.
Như vậy, với những phẩm chất tốt của cây giống sau phục tráng cùng nhiều hy vọng về thị trường tiêu thụ sản phẩm, khoai lang Hoàng Long đang là hướng đi mới nhiều triển vọng của người dân trong tỉnh.


Related news

Trồng Hồ Tiêu Không Theo Quy Hoạch Nông Dân Sẽ Trả Giá Đắt Trồng Hồ Tiêu Không Theo Quy Hoạch Nông Dân Sẽ Trả Giá Đắt

Thế nhưng, theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp, diện tích hồ tiêu của tỉnh là 11.734 ha. Trong đó, tiêu kinh doanh 7.530 ha, tiêu kiến thiết cơ bản 3.715 ha, tiêu trồng mới 489 ha. Tuy nhiên trên thực tế, diện tích cây tiêu trên địa bàn tỉnh khoảng 15.000 ha.

Thursday. November 13th, 2014
Đổi Đời Nhờ… Mạng Đổi Đời Nhờ… Mạng

Áo thôi ướt đẫm mồ hôi, chân tay cũng không còn bị xi măng bám chặt, ông Bùi Văn Hoàng, ở thôn 1, xã Nghĩa Dõng (TP.Quảng Ngãi) hiện nay chỉ cần bỏ ra khoảng 1 giờ mỗi ngày để thu hoạch nấm bào ngư. Cười tươi rói bên trại nấm bào ngư và nấm linh chi đang đến kỳ thu hoạch, ông Hoàng bộc bạch: “Trước làm phụ hồ, cả ngày vất vả mà thu nhập chỉ khoảng 200 nghìn. Còn giờ, mới nửa tháng thu nấm sò, tôi đã bỏ túi 6 triệu đồng”.

Thursday. November 13th, 2014
Cà Phê Ghép Cho Năng Suất Cao Cà Phê Ghép Cho Năng Suất Cao

Cà phê là loại cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng những năm qua, nhiều hộ đã thay trồng loại cây khác cho kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, vẫn không ít hộ thành công nhờ thực hiện mô hình cà phê ghép, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Tằm ở thôn 2, xã Long Bình (Bù Gia Mập - Bình Phước).

Sunday. November 9th, 2014
Đến Ngày Thu Hoạch, Hàng Trăm Công Lúa Bị Đổ Ngã Đến Ngày Thu Hoạch, Hàng Trăm Công Lúa Bị Đổ Ngã

Mưa lớn liên tục trong khi mương thoát nước bị thu hẹp khiến hàng trăm công lúa thu đông trong tiểu vùng ấp Ninh Thạnh (xã An Tức, Tri Tôn, An Giang) đổ ngã, một phần bị hư hỏng do chìm trong nước. Bên cạnh khẩn trương rút nước để nông dân thu hoạch lúa, việc đầu tư thêm trạm bơm và nạo vét mương nội đồng mới là giải pháp lâu dài.

Sunday. November 9th, 2014
Chuyển Mục Đích Gần 2ha Rừng Ở Vùng Sạt Lở Sang Trồng Rừng Sản Xuất Chuyển Mục Đích Gần 2ha Rừng Ở Vùng Sạt Lở Sang Trồng Rừng Sản Xuất

Dự án Di dân vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở đất núi, xã Văn Lăng là dự án xây dựng công trình công cộng, có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Do vậy, kinh phí trồng rừng thay thế được lấy từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Sở Nông nghiệp và PTNT đã được tỉnh giao xây dựng kế hoạch trồng rừng thay thế thuộc dự án theo kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2015 của tỉnh.

Thursday. November 13th, 2014