Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi dê

Giới Thiệu Một Số Giống Dê

Giới Thiệu Một Số Giống Dê
Publish date: Thursday. January 31st, 2013

Untitled Document<p>Dê đang nuôi ở các điạ phương gồm nhiều loại giống khác nhau và các con lai của chúng. Có thể kể các giống dê như dê cỏ, dê Bách Thảo, dê Alpin Pháp, dê Barbari Ấn Độ.</p><p> Dê ta, dê địa phương hay c̣n gọi là dê cỏ có màu lông đa dạng, phần lớn có màu vàng nâu hoặc đen loang trắng. Trọng lượng trưởng thành 30-35 kg. Dê sơ sinh 1,7-1,9 kg/con. Dê cái cho lượng sữa bình quân 350-370 gam/ngày với chu kỳ cho sữa 90 -105 ngày. Tuổi phối giống lần đầu của dê là 6-7 tháng, số lứa đẻ trong năm 1,4 và đẻ b́nh quân 1,3 con/lứa. Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 65-70%. Dê cỏ có nhược điểm là nhỏ con nhưng có ưu điểm là thích hợp với chăn thả quảng canh với mục đích lấy thịt.</p><p>Dê Bách Thảo có nguồn gốc từ Ấn Độ, màu lông tương đối đồng nhất 60% đen, 40% trắng (dê đốm trắng hoặc trắng đốm đen). Biểu hiện đặc trưng nhất của dê này là sống mũi nhô, miệng rộng và thô, tai cụp xuống, có nhiều con có 2 mấu thịt ở cổ gọi là hoa tai, đầu thô dài. Phần lớn dê không có sừng, một số con có sừng nhưng sừng nhỏ chếch ra 2 bên và chĩa về phía sau. Con cái đầu cổ thanh chắc, mông nở, bầu vú h́nh bát úp, núm vú dài 4-6 cm, nặng 36-40 kg, cao 55-58 cm, con đực nặng 46-53 kg, cao 60-64 cm, khả năng sinh sản của dê tốt, tỷ lệ sinh đôi nhiều, và một số có thể sinh 3. Trọng lượng sơ sinh 2-2,5 kg/con, tốc độ tăng đàn và tỷ lệ nuôi sống rất cao.Tuổi phối giống lần đầu là 10-12 tháng. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ từ 6-8 tháng, b́nh quân 1 dê cái cho 1,9 lứa/năm, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 1,7 con/cái/năm.</p><p>Dê Alpin là giống dê sữa, có nguồn gốc từ Pháp. Dê có tầm vóc lớn, màu lông cố định đen, nâu vàng đến trắng. Đa số có màu xám hạt dẻ. Dê có sừng hoặc không có sừng, có hoặc không có râu cằm, dáng tai vểnh, trán và mơm rộng, nh́n nghiêng đầu giống như bị lơm, bầu vú phát triển lớn. Lượng sữa b́nh quân 900-1000 lít/chu kỳ cho sữa 240-250 ngày. Trọng lượng trưởng thành dê cái 40-42 kg, dê đực 50-55 kg.</p><p>Dê Barbari có nguồn gốc Ấn Độ, tầm vóc tương đối nhỏ, màu lông trắng thường có đốm nâu, tai mảnh, nhỏ và đứng thẳng, sừng xoắn dài hướng về phía trên và ra đằng sau. Con đực có râu cằm rậm. Trọng lượng trưởng thành nặng 30-35 kg, dê cái có bầu vú phát triển lớn, lượng sữa b́nh quân 0,9-1 lít/ngày với chu kỳ cho sữa 145-148 ngày. Khả năng sinh sản 1,8 con/lứa và 1,7 lứa/năm. Dê rất tạp ăn, chịu đựng kham khổ tốt, phù hợp với h́nh thức chăn thả ở nước ta.</p><p></p>

Related news

Phòng Bệnh Sốt Sữa Ở Dê Phòng Bệnh Sốt Sữa Ở Dê

Do dê ăn khẩu phần thiếu hay mất cân bằng canxi và phốtpho trong thời gian dài nên bị hội chứng rối loạn thần kinh, gây ra bệnh sốt sữa.

Saturday. July 27th, 2013
Nuôi Dê Con Nuôi Dê Con

Dê con vừa đẻ xong bạn lau khô mình cho nó rồi cắt rốn ngay (cắt cách cuống rốn 3-4cm, vuốt hết máu ra ngoài). Sau đó, bạn lấy dây chỉ buộc cuống rốn cách bụng khoảng 3-4cm rồi cắt phần bên ngoài của cuống rốn, sát trùng chỗ cắt bằng oxy già hay cồn iod 5%.

Wednesday. July 10th, 2013
Phòng Và Trị Bệnh Cho Dê Phòng Và Trị Bệnh Cho Dê

Mặc dù dê được công nhận là gia súc có sức sống mãnh liệt, nhưng trên đàn dê sữa cao sản, dê thịt tăng trưởng nhanh sẽ có sức đề kháng bệnh kém hơn. Do đó phòng ngừa bệnh bằng cách quản lý, nuôi dưỡng

Thursday. January 31st, 2013
Vệ Sinh Cho Dê Ốm Vệ Sinh Cho Dê Ốm

Khi dê ốm cần điều trị bệnh kịp thời. Cách ly ngay dê ốm khỏi đàn dê khoẻ, tốt nhất nhốt dê ốm ở cũi, chuồng cách biệt. Nếu không nhốt cách ly thì nguy cơ lây lan mầm bệnh sang dê khác rất lớn. Dê ốm không nên chăn thả, vì chúng sẽ lây lan mầm bệnh vào môi trường. Lồng chuồng của dê ốm được sát trùng hàng ngày.

Thursday. July 25th, 2013
Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Dê Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Dê

Cho dê con trước khi cai sữa (3 tháng tuổi) và dê mẹ sau khi phối giống 5-6 tuần uống thuốc levamisole phòng bệnh giun tròn. Không cho dê ăn cỏ lá vùng ngập nước, dùng dextrin-B phòng định kỳ và điều trị với dê đã mắc bệnh.

Saturday. October 12th, 2013