Khảo sát vùng trồng bắp ở Phú Yên

Theo quy hoạch ban đầu, tại huyện Phú Hòa, chuyển 200 ha đất lúa có khả năng thiếu nước tưới ở các xã Hòa Quang Nam, Hòa Quang Bắc sang trồng bắp; huyện Sơn Hòa chuyển 224 ha đất lúa, màu ở các xã Krông Pa, Suối Trai, Sơn Hà, Suối Bạc và thị trấn Củng Sơn không có khả năng tưới nước sang trồng bắp theo dự án của Cty Invivo NSA Việt Nam.
Đây là dự án hợp tác liên kết phát triển trồng bắp theo chuỗi từ khâu trồng đến chế biến và tiêu thụ nông sản.
Trước tình hình hạn hán nghiêm trọng, Sở NN-PTNT Phú Yên đã chỉ đạo chuyển đổi 500 ha đất lúa, chủ yếu là đất SX lúa 1 vụ sang trồng bắp lai, cây họ đậu các loại.
Related news

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân sống dọc theo quốc lộ 80 thuộc 2 huyện Lai Vung và Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp chuyên làm nghề trồng ấu. Hiệu quả sau một vụ trồng thường cao gấp 2, 3 lần so với vụ lúa Hè thu của năm đó. Anh Bùi Văn Thương ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò là một trong những người trồng ấu lâu năm và luôn đạt hiệu quả cao nhất vùng.

Hiện, Mỏ Cày Nam (Bến Tre) đang có nhiều mô hình thoát nghèo, trong đó anh Nguyễn Văn Út đã thoát nghèo bền vững nhờ tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi.

Gần đây, nhiều nông dân Thuận Mỹ (Đại Phong), Bàu Tròn (Đại An), thuộc huyện Đại Lộc (Quảng Nam) có thu nhập ổn định từ mô hình trồng bí hồ lô (giống bí đỏ lai F1 Plato 757, thương hiệu của Én Vàng).

Với giàn gấc mỗi lứa thu hoạch hơn 300 quả, giá thị trường 50.000 đ/kg, trái gấc đã đem lại giá trị kinh tế cao, giúp gia đình ông Lê Phước Dũng (đội 4 thôn Quảng Đại 2, xã Đại Cường, Đại Lộc, Quảng Nam) thoát khỏi cảnh nghèo bấy lâu đeo bám.

Diễn biến thời tiết phức tạp cùng với sự thiếu chặt chẽ trong quản lý lưu thông, buôn bán gia súc, gia cầm khiến cho dịch lợn tai xanh bùng phát ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị) và dịch cúm gia cầm xuất hiện (H5N1) trên địa bàn huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên).