Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhập Lậu Cá Trắm

Nhập Lậu Cá Trắm
Publish date: Wednesday. July 31st, 2013

Không chỉ dừng lại ở cá tầm, cá quả, cá trê, ốc, ếch... mà vừa có thêm cá trắm được đưa vào danh sách vật nuôi được cơ quan chức năng phát hiện có tình trạng nhập lậu từ nước ngoài.

Và như vậy, người nuôi thủy sản trong nước lại thêm khó khăn vì phải cạnh tranh hàng lậu.

Cá trong nước dư thừa, vẫn nhập lậu

Ngày 28.7, khi đang tuần tra, kiểm soát tại khu vực bến xe Lương Yên (phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Tổ công tác thuộc Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – Công an quận Hai Bà Trưng phát hiện ô tô tải biển số 29C - 111.03 đang dừng đỗ để bốc dỡ hàng có dấu hiệu nghi vấn nên tổ chức kiểm tra.

Tổ công tác phát hiện có 12 thùng xốp đựng cá trắm đông lạnh, tổng trọng lượng lô hàng khoảng 400kg. Trên bao bì đựng cá đều ghi chữ Trung Quốc.

Tuy nhiên, lái xe không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số hàng trên. Ngay sau đó, lái xe, phương tiện cùng số cá trên được đưa về cơ quan công an. Tại đây, lái xe được làm rõ là Phùng Văn Thêm (trú tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang).

Ông Thêm cho biết, mình được thuê vận chuyển số cá trắm đông lạnh trên từ Bến xe Lương Yên về chợ Long Biên. Ngoài ra, lái xe Thêm cũng tiết lộ, số cá trắm đông lạnh trên được vận chuyển bằng xe khách từ Hải Phòng về tập kết tại Bến xe Lương Yên.

Trước thông tin các cơ quan chức năng bắt giữ một số lượng cá trắm lậu lớn, ngày 29.7, phóng viên NTNN đã tìm hiểu tại một số trang trại và những thương lái trong nước thì được biết, cá trắm và các loại thủy sản trong nước không hề thiếu nguồn cung.

Ông Bùi Văn Huê ở thôn Ba Mô, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên (Bắc Giang) cho biết: “Trung bình, mỗi năm gia đình tôi xuất khoảng 15 - 20 tấn cá, chủ yếu là các loại cá chim, chép, mè, trôi, trắm, rô phi… nhưng cá trắm vẫn chiếm số lượng nhiều nhất, khoảng 5 - 7 tấn. Loài cá này dễ nuôi, phàm ăn và có thể tận dụng thức ăn từ các loại cỏ, rơm, có sẵn, đem lại lợi nhuận cao hơn các loại cá khác” - ông Huê cho biết.

Ông Nguyễn Văn Cát - một thương lái chuyên thu mua cá từ các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên… mang về chợ cá đầu mối của Hà Nội bán cũng cho biết, trung bình mỗi ngày ông giao buôn cho những người bán tại chợ cá Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) khoảng 2 - 3 tấn, chủ yếu là cá mè, chim, và khoảng 7 tạ cá trắm. “Số lượng các loại cá nước ngọt do người dân nuôi hiện không thiếu, kể cả cá trắm, nhu cầu đặt hàng của các chủ hàng ở chợ Yên Sở bao nhiêu chúng tôi đều đáp ứng được” - ông Cát nói.

Nhập lậu do giá rẻ

Bà Nguyễn Thị Liên - thương lái có tiếng ở chợ cá Yên Sở cho hay: “Hiện nay người dân thích ăn cá tươi, sống nên khi họ thường phải đặt trước một ngày để chúng tôi còn vào các trang trại đánh, bắt và vận chuyển. Từ cá chim, cá chép, cá mè, cá chuối, cá rô phi và cá trắm... muốn số lượng bao nhiêu chúng tôi cũng có thể cung ứng đủ”.

Tuy nhiên, theo bà Liên, do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm nói chung giảm, trong đó có cả cá, nên cá trắm ở trong nước hiện nay đang dư thừa, trong khi người dân thường chỉ ăn cá tươi sống. “Việc cá trắm đông lạnh nhập lậu về được tiêu thụ ở đâu, các cơ quan quản lý cần phải điều tra, làm rõ để giải thích cho người dân, tránh tâm lý hoang mang, sợ ăn cá” - bà Liên cho biết.

Theo khảo sát của NTNN, hiện giá cá trắm loại 1 (từ 2kg trở lên) dao động từ 55.000 - 60.000 đồng/kg, giảm khoảng 7.000 - 10.000 đồng/kg so với năm ngoái. Ông Dương Tiến Thể - Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ NNPTNT) cho biết, sản lượng các loại cá nước ngọt như mè, trôi, trắm, chép, rô phi… ở nước ta trung bình mỗi năm khoảng trên 400.000 tấn, đủ cung ứng cho nhu cầu của thị trường.

Các loại thủy sản, nhất là những loài cá nước ngọt chủ yếu được tiêu thụ tươi sống tại các chợ, người dân cũng ít khi ăn cá đông lạnh.

Theo ông Thể, cá trắm cũng như một số loài cá nước ngọt khác ở nước ta có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nhập về nuôi thuần hóa từ năm 1959, đến nay loại cá này được đánh giá là cho giá trị kinh tế cao và sản lượng không lúc nào thiếu.

“Còn việc cá trắm lậu bị các cơ quan chức năng bắt giữ, theo tôi cũng giống như gà lậu, có thể giá rẻ hơn nên một số người hám lợi nhập về bán kiếm lời” - ông Thể nói. Ông Thể cũng cho rằng, các cơ quan chức năng cần điều tra, làm rõ động cơ nhập lậu cá trắm, đồng thời lấy mẫu kiểm nghiệm xem có đảm bảo an toàn thực phẩm không.


Related news

Chi Cục Khai Thác Và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ra Mắt Mô Hình Bảo Vệ Nghêu Bố Mẹ Chi Cục Khai Thác Và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ra Mắt Mô Hình Bảo Vệ Nghêu Bố Mẹ

Trong khuôn khổ Dự án "Cải thiện sức chống chịu với biến đổi khí hậu vùng ven biển Việt Nam, Campuchia và Thái Lan", chiều ngày 05-8, tại xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức buổi ra mắt mô hình bảo vệ nghêu bố mẹ.

Saturday. August 9th, 2014
“Chè VietGap” Ở Quang Bình (Hà Giang) “Chè VietGap” Ở Quang Bình (Hà Giang)

Là huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là giống chè Shan tuyết; những năm qua, cây chè được huyện Quang Bình (Hà Giang) xác định là cây kinh tế mũi nhọn, không chỉ xóa đói giảm nghèo, mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực.

Saturday. August 9th, 2014
Sản Xuất An Toàn Con Đường Đưa Nông Sản Việt Nam Ra Thế Giới Sản Xuất An Toàn Con Đường Đưa Nông Sản Việt Nam Ra Thế Giới

Theo một thống kê của JICA, có tới 90% nông dân Việt Nam đang sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và có thu nhập thấp. Hầu hết những sản phẩm nông sản của họ được tiêu thụ bởi thị trường nội địa. Và trên thực tế, những nông dân này rất khó có thể áp dụng VietGAP hoặc những tiêu chuẩn GAP khác có yêu cầu cao hơn.

Tuesday. July 29th, 2014
Cây Giống Trồng Rừng Chịu Mặn Trên Ruột Bầu Hữu Cơ Nhẹ Cây Giống Trồng Rừng Chịu Mặn Trên Ruột Bầu Hữu Cơ Nhẹ

Trong thời gian qua, Quảng Ninh đã rất nỗ lực trong việc trồng mới và hồi sinh những cánh rừng ngập mặn (RNM). Tuy nhiên, trước những biến đổi của khí hậu ngày càng trở nên phức tạp, ô nhiễm môi trường... thì việc khôi phục và trồng lại RNM là vô cùng khó khăn, tốn kém.

Saturday. August 9th, 2014
Thịt Ngoại Đè Chăn Nuôi Nội Thịt Ngoại Đè Chăn Nuôi Nội

Chị B.T (ngụ ở Q.7, TP.HCM) than phiền, gần đây các siêu thị gần nhà hầu như không bán thịt bò truyền thống nữa mà chỉ có thịt bò Úc. “Thịt bò Úc nhìn đẹp, ngọt và mềm, tuy nhiên giá hơi cao, chỉ thích hợp cho người có thu nhập khá. Người thu nhập thấp như tôi ít có khả năng mua.

Tuesday. July 29th, 2014