Khảo Sát Tình Trạng Tự Phát Nuôi Tôm Công Nghiệp Ở Huyện Cái Nước Và Phú Tân

Ngày 23/1, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chuyến khảo sát hộ dân tự phát đào ao nuôi tôm công nghiệp và tổ chức họp dân tại xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước và xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân (Cà Mau).
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay đã có gần 40 ha tôm công nghiệp bị chết trên địa bàn xã Tân Hưng Đông. Nguyên nhân là do con giống, thuốc thủy sản và thức ăn tràn lan trên thị trường không đảm bảo chất lượng, nhiều hộ nuôi chưa nắm được quy trình kỹ thuật nuôi. Đặc biệt là điện sinh hoạt bị quá tải do sử dụng điện nuôi tôm công nghiệp.
Phát biểu tại buổi họp dân, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ nuôi tôm công nghiệp, khuyến khích hộ dân mở rộng diện tích nuôi tôm trong vùng quy hoạch, những khu vực nào không đảm bảo quy hoạch thì ngưng nuôi.
Sở Nông nghiệp sẽ đề nghị các doanh nghiệp, công ty sản xuất kinh doanh tôm giống lớn có thương hiệu và uy tín cung ứng con giống sạch, chất lượng và giá rẻ cho hộ nuôi. Đồng thời đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý đối với thức ăn và thuốc thủy sản nhằm giúp người nuôi tôm đạt năng suất cao hơn trong những vụ nuôi tiếp theo.
Related news

Sau khi thí điểm sử dụng 2 máy nâng xếp mía, năm 2013, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã đưa vào vận hành máy làm đất mía. Cùng với vụ thu hoạch mía 2013 - 2014, Dự án Cơ giới hóa trong sản xuất mía ở huyện đã cho thấy hiệu quả bước đầu.

Từ sau chuyển dịch cơ cấu sản xuất năm 2001, nông dân xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau) thực hiện mô hình lúa - tôm kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Qua thời gian “con tôm ôm cây lúa” đã chứng minh hướng đi đúng đắn trên bước đường chuyển dịch sản xuất.

Chè là một trong 6 cây trồng chủ lực nằm trong định hướng phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện Yên Thế (Bắc Giang). Những năm gần đây, huyện đã từng bước mở rộng diện tích, chú trọng xây dựng thương hiệu “chè sạch”.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Tính đến ngày 15/1, cả nước đã gieo cấy được 1.927.600 ha lúa Đông Xuân, bằng 99,2% cùng kỳ năm trước.

Sau 6 năm nghiên cứu, đưa 1 ngàn cành bưởi đường lá cam lên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt để chiếu xạ và ghép cành vào 1 ngàn cây bưởi Tân Triều, các nhà khoa học đã tạo ra 3 giống bưởi không hạt. Đó là những kết quả ban đầu trong việc ứng dụng công nghệ chiếu xạ năng lượng hạt nhân để tạo ra giống bưởi đạt chuẩn quốc tế.