Anh Trung Thoát Nghèo Từ 2 Ha Đất
Ở thôn Phú Điền, xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, anh Nguyễn Thành Trung được nhiều người biết đến là một tấm gương tiêu biểu về nông dân vượt khó vươn lên thoát nghèo.
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, khởi đầu chỉ là đôi bàn tay trắng nên cuộc sống của gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn. Vào năm 1991, khi gia đình anh được Nhà nước giao cho 3,6 sào đất, anh mạnh dạn trồng lúa.
Thời gian đầu do không có kinh nghiệm nên năng suất lúa đạt thấp, vả lại con cái lại lần lượt ra đời làm cho cuộc sống gia đình anh càng khó khăn hơn. Nhưng nhờ bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, nghiên cứu nên dần dần việc sản xuất lúa đạt hiệu quả, năng suất cao.
Có lương thực, gia đình anh đã bớt đi khó khăn phần nào, vì vậy anh an tâm tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất lúa 2 vụ, 3 vụ với diện tích 2ha, anh trồng hai giống lúa ML 48 và ML 214.
Là con nhà nông, anh hiểu nếu chỉ trồng độc canh một loại cây sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro nên anh đã suy nghĩ, tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế. Qua tham khảo, học hỏi kinh nghiệm từ những hộ sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương, anh đã xây dựng cho mình được một mô hình kinh tế hiệu quả, đó là trồng thanh long và chăn nuôi bò, sử dụng phân chuồng để lấy ngắn nuôi dài.
Mảnh đất 2ha trước đây giờ ngoài màu xanh từ cây lúa, còn có màu xanh từ cây thanh long với 1.500 trụ, đem lại nguồn thu nhập cho gia đình anh hơn 100 triệu đồng/năm. Nhờ đó, vợ chồng anh có điều kiện chăm lo cho các con ăn học đàng hoàng và xây được căn nhà khang trang hơn. Không chỉ chú tâm phát triển kinh tế gia đình, anh còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội do địa phương phát động, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những người xung quanh có hoàn cảnh khó khăn.
Bằng ý chí, nghị lực, chịu khó của bản thân từ chỗ thuộc diện hộ khó khăn đến nay gia đình anh Trung đã được xếp vào diện hộ có kinh tế khá giả ở địa phương và là tấm gương tiêu biểu được đi dự Hội nghị nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/kinh-te/anh-trung-thoat-ngheo-tu-2-ha-dat-72360.html
Related news
Canh tác nương rẫy vốn là tập quán sản xuất lâu đời của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Cùng với đó là tình trạng du canh du cư, phát rừng làm rẫy một cách tự phát đã làm cho tài nguyên rừng đứng trước nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng.
Tôn trọng tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng hợp tác xã kiểu mới, Nhà nước phải tăng cường hỗ trợ… là những gì ông Nguyễn Hữu Nguyên (thường gọi ba Nghiệp), “đại gia” nuôi cá tra ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang), đúc kết được sau nhiều chuyến học tập ở nước ngoài. Theo ông, nếu không thay đổi tư duy sản xuất, cá tra Việt Nam sẽ khó tồn tại và cạnh tranh với thế giới.
Không ai biết rõ con nghêu xuất hiện ở vùng biển Gò Công từ bao giờ, chỉ biết những năm trước đây, nhiều người đã khai thác và làm giàu từ nó. Chính vì nguồn lợi quá dồi dào nên nhiều người đã ví các sân nghêu như mỏ “vàng trắng”. Tuy nhiên, những năm gần đây, người nuôi nghêu lại đau đáu nỗi lo mỗi khi vào mùa thu hoạch; nhiều người mất ăn, mất ngủ, thậm chí bạc đầu vì nó.
Được cán bộ nông nghiệp xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên giới thiệu, chúng tôi tìm đến mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên nền cát trải bạt của anh Lê Văn Nhất ở thôn Hòa Thạch.
Cứ đến tháng 5 - 6 hằng năm, người dân ở các vùng ven biển Bình Sơn (Quảng Ngãi) lại được dịp hái “lộc biển” khi đua nhau khai thác rong mơ. Tuy nhiên, tình trạng khai thác ồ ạt loại rong biển này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển gần bờ.